Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá
23:35, ngày 21-05-2015
Chiều 21-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với 11 điểm cầu địa phương, sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30-9-2014 về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá.
Cùng dự và chủ trì cuộc họp có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cùng các thành viên Ban chỉ đạo.
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phó Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước, hình thành các đường dây, ổ nhóm có tổ chức rất chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm giữa các chủ đầu nậu ở trong, ngoài biên giới.
Mỗi lần, các đối tượng tham gia vận chuyển thường mang dưới 1.500 gói nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các đối tượng tổ chức đội ngũ canh gác, cảnh giới rất chặt chẽ để phát hiện và giám sát hoạt động của các lực lượng chức năng nhằm trốn tránh, tẩu tán tang vật khi bị phát hiện, bắt giữ.
Theo đánh giá của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, năm 2014, trước thời điểm ban hành Chỉ thị, hoạt động buôn lậu thuốc lá chiếm khoảng 24% thị trường tiêu thụ thuốc lá trong nước, làm mất khoảng 50.000 ngày công lao động, ngân sách Nhà nước bị thất thu khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.
Sau khi Chỉ thị số 30/CT-TTg được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác chống buôn lậu cũng như nhân dân ở địa bàn; xác lập nhiều kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án đánh mạnh vào các đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Sáu tháng qua, các lực lượng chức năng trong cả nước đã bắt giữ trên 5.400 vụ, với gần 5,2 triệu bao thuốc lá lậu, khởi tố 108 vụ với 176 đối tượng, thu giữ trên 1.400 xe máy các loại, 22 xuồng cao tốc, 31 ô tô.
Thời gian gần đây, do bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên tuyến biên giới đất liền và ở các cửa khẩu đường bộ, các đối tượng đã tiến hành nhập lậu thuốc lá bằng hình thức vận chuyển container qua các cảng biển. Các đối tượng vận chuyển ngày càng tinh vi hơn, cất giấu trong cabin, mui, gầm, bình xăng xe; bố trí người theo dõi trước trụ sở cơ quan của lực lượng chống buôn lậu, thuê người dò đường trước khi vận chuyển, thường xuyên thay đổi thời gian, cung đường hoạt động...
Các đối tượng này cũng manh động và liều lĩnh hơn, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện bắt giữ; hô hào, tập trung đông người gây áp lực nhằm cướp hàng, tẩu tán tang vật, đánh tháo đối tượng bị bắt giữ.
Đánh giá của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho thấy thị phần thuốc lá lậu đã giảm 2% so với trước khi có Chỉ thị 30/CT-TTg, giá bình quân thuốc lá lậu tăng 1.500 đến 2.000 đồng/bao; ảnh hưởng tích cực cho thị trường trong nước, lượng thuốc lá bán ra của các doanh nghiệp thuốc lá tăng trên 5%, lượng thuốc lá lậu về Thành phố Hồ Chí Minh giảm 20%.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá theo Chỉ thị 30/CT-TTg vẫn còn những hạn chế. Cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số địa bàn chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt, thường xuyên trong công tác chỉ đạo; các lực lượng chức năng ở một số địa phương, nhiều thời điểm chưa làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển thuốc lá lậu; một số đơn vị còn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại khó, sợ nguy hiểm nên công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá không đạt hiệu quả cao, tình trạng buôn lậu phức tạp vẫn còn tiếp diễn ở một số địa bàn, tuyến trọng điểm.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc buôn lậu, kinh doanh thuốc lá do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam rất cao, trong khi thuốc lá điếu hợp pháp trong nước đang bị áp thuế cao, giá thành sản phẩm thuốc lá trong nước cao hơn so với giá thuốc lá các nước trong khu vực cũng là những nguyên nhân khiến công tác này còn có những hạn chế.
Thảo luận tại cuộc họp, nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ninh… cho rằng hiện nay, do giá thuốc lá ngoại ở thị trường trong nước tăng mạnh nên các đối tượng đã tăng cường tổ chức buôn lậu thuốc lá từ nước ngoài về Việt Nam làm cho tình hình ở các tuyến, địa bàn trọng điểm có dấu hiệu rất khó lường và có nguy cơ bùng phát trở lại do nhu cầu sử dụng thuốc lá lậu chưa giảm.
Thời gian tới cần kiên quyết xóa bỏ các đường dây, ổ nhóm, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu qua biên giới, các tụ điểm, kho tàng bến bãi tập kết, cất giấu, buôn bán trong nội địa, xử lý triệt để ở các tuyến biên giới, xây dựng các chuyên án lớn để đấu tranh, đẩy lùi hoạt động buôn lậu thuốc lá tại địa bàn.
Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Vũ Văn Cường kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc Chỉ thị 30/CT-TTg, kiểm soát đầu vào tại các địa bàn trọng điểm, biên giới và kiểm soát đầu ra là các quầy, tủ thuốc tại địa phương. Chỉ cần không còn bày bán công khai là số lượng thuốc lậu bán trên thị trường đã giảm từ 30-50%, khi kiểm soát được đầu ra thì đầu vào tự khắc sẽ giảm, ông Cường khẳng định.
Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương có biện pháp chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công nhân viên không hút thuốc lá lậu, có biện pháp ưu tiên sử dụng sản phẩm hợp pháp, người Việt dùng hàng Việt; trích 50% kinh phí từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá; cùng với đó, tăng cường hình phạt đối với các đối tượng vận chuyển dưới 500 bao, từ 500 bao trở lên phải xử lý hình sự.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung, thuốc lá lậu nói riêng thời gian qua được tập trung triển khai có kết quả nhưng tình hình còn phức tạp nghiêm trọng.
Việc buôn lậu gian lận thương mại, làm hàng giả gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đất nước và ảnh hưởng nghiêm trọng cả về xã hội. Hàng lậu vào khiến cho sản xuất trong nước sụt giảm, kinh tế khó khăn, người lao động không có việc làm, đời sống khó khăn và ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP.
Cùng với hệ lụy này là thuốc lá lậu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm định chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Hầu hết các ca ung thư phổi, vòm họng là do thuốc lá, thuốc lá lậu không được kiểm soát thành phần các chất sẽ càng nguy hiểm hơn. Do vậy, Chính phủ luôn xem chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý điều hành của Chính phủ.
Nhất trí với đánh giá tình hình nguyên nhân và các giải pháp đã được các đại biểu nêu lên tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, tập trung đánh cho được các đối tượng đầu nậu, chủ mưu cầm đầu, người vận chuyển thuê; ngăn chặn, đẩy lùi tối đa việc buôn lậu.
Người lãnh đạo phải nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng này, đề cao trách nhiệm để bảo vệ sản xuất trong nước, giữ được công ăn việc làm, bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân, chống thất thu ngân sách, đảm bảo đầu tư phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc bày bán công khai thuốc lá lậu cũng phải xử lý. Lực lượng quản lý thị trường phải lập biên bản, tịch thu thuốc lá lậu, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra nguồn gốc đầu nậu. Lực lượng biên phòng, công an, quản lý thị trường phải giáo dục cán bộ, chiến sỹ không tiếp tay cho làm hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, bảo kê.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc tuyên truyền vận động nhân dân chống buôn lậu thuốc lá, hợp tác với chính quyền, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá, người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.
Nêu lên một thực tế khiến người đứng đầu Chính phủ trăn trở, đó là không thể cấm hút thuốc lá bởi cấm là thất bại, một bộ phận nhân dân không thể từ bỏ thuốc lá, Thủ tướng cho rằng biện pháp phù hợp là đẩy mạnh tuyên truyền người dân hạn chế hút thuốc, nhất là trong thế hệ trẻ, trong học sinh, sinh viên - tương lai của giống nòi, không để Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao của thế giới.
Quy luật thị trường có cầu phải có cung, không có nguồn cung trong nước sẽ tạo đường cho hàng lậu tràn vào, do đó, phải lựa chọn sản xuất trong nước có kiểm soát chất lượng, giá cả để đáp ứng yêu cầu của nhân dân, có thu nhập, việc làm cho người lao động.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các cấp, các ngành một mặt chống buôn lậu từ biên giới vào, ngăn đầu nậu từ bên trong, đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất trong nước để người dân dùng hàng trong nước, giá thành sản phẩm phải rẻ, chất lượng tốt, giảm bớt độ độc hại./.
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phó Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước, hình thành các đường dây, ổ nhóm có tổ chức rất chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm giữa các chủ đầu nậu ở trong, ngoài biên giới.
Mỗi lần, các đối tượng tham gia vận chuyển thường mang dưới 1.500 gói nhằm tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các đối tượng tổ chức đội ngũ canh gác, cảnh giới rất chặt chẽ để phát hiện và giám sát hoạt động của các lực lượng chức năng nhằm trốn tránh, tẩu tán tang vật khi bị phát hiện, bắt giữ.
Theo đánh giá của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, năm 2014, trước thời điểm ban hành Chỉ thị, hoạt động buôn lậu thuốc lá chiếm khoảng 24% thị trường tiêu thụ thuốc lá trong nước, làm mất khoảng 50.000 ngày công lao động, ngân sách Nhà nước bị thất thu khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.
Sau khi Chỉ thị số 30/CT-TTg được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác chống buôn lậu cũng như nhân dân ở địa bàn; xác lập nhiều kế hoạch nghiệp vụ, chuyên án đánh mạnh vào các đường dây, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu trên các tuyến, địa bàn trọng điểm.
Sáu tháng qua, các lực lượng chức năng trong cả nước đã bắt giữ trên 5.400 vụ, với gần 5,2 triệu bao thuốc lá lậu, khởi tố 108 vụ với 176 đối tượng, thu giữ trên 1.400 xe máy các loại, 22 xuồng cao tốc, 31 ô tô.
Thời gian gần đây, do bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên tuyến biên giới đất liền và ở các cửa khẩu đường bộ, các đối tượng đã tiến hành nhập lậu thuốc lá bằng hình thức vận chuyển container qua các cảng biển. Các đối tượng vận chuyển ngày càng tinh vi hơn, cất giấu trong cabin, mui, gầm, bình xăng xe; bố trí người theo dõi trước trụ sở cơ quan của lực lượng chống buôn lậu, thuê người dò đường trước khi vận chuyển, thường xuyên thay đổi thời gian, cung đường hoạt động...
Các đối tượng này cũng manh động và liều lĩnh hơn, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện bắt giữ; hô hào, tập trung đông người gây áp lực nhằm cướp hàng, tẩu tán tang vật, đánh tháo đối tượng bị bắt giữ.
Đánh giá của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho thấy thị phần thuốc lá lậu đã giảm 2% so với trước khi có Chỉ thị 30/CT-TTg, giá bình quân thuốc lá lậu tăng 1.500 đến 2.000 đồng/bao; ảnh hưởng tích cực cho thị trường trong nước, lượng thuốc lá bán ra của các doanh nghiệp thuốc lá tăng trên 5%, lượng thuốc lá lậu về Thành phố Hồ Chí Minh giảm 20%.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá theo Chỉ thị 30/CT-TTg vẫn còn những hạn chế. Cấp ủy, chính quyền địa phương ở một số địa bàn chưa quan tâm đúng mức, chưa quyết liệt, thường xuyên trong công tác chỉ đạo; các lực lượng chức năng ở một số địa phương, nhiều thời điểm chưa làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển thuốc lá lậu; một số đơn vị còn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại khó, sợ nguy hiểm nên công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá không đạt hiệu quả cao, tình trạng buôn lậu phức tạp vẫn còn tiếp diễn ở một số địa bàn, tuyến trọng điểm.
Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ việc buôn lậu, kinh doanh thuốc lá do nước ngoài sản xuất nhập lậu vào Việt Nam rất cao, trong khi thuốc lá điếu hợp pháp trong nước đang bị áp thuế cao, giá thành sản phẩm thuốc lá trong nước cao hơn so với giá thuốc lá các nước trong khu vực cũng là những nguyên nhân khiến công tác này còn có những hạn chế.
Thảo luận tại cuộc họp, nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ninh… cho rằng hiện nay, do giá thuốc lá ngoại ở thị trường trong nước tăng mạnh nên các đối tượng đã tăng cường tổ chức buôn lậu thuốc lá từ nước ngoài về Việt Nam làm cho tình hình ở các tuyến, địa bàn trọng điểm có dấu hiệu rất khó lường và có nguy cơ bùng phát trở lại do nhu cầu sử dụng thuốc lá lậu chưa giảm.
Thời gian tới cần kiên quyết xóa bỏ các đường dây, ổ nhóm, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá lậu qua biên giới, các tụ điểm, kho tàng bến bãi tập kết, cất giấu, buôn bán trong nội địa, xử lý triệt để ở các tuyến biên giới, xây dựng các chuyên án lớn để đấu tranh, đẩy lùi hoạt động buôn lậu thuốc lá tại địa bàn.
Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Vũ Văn Cường kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc Chỉ thị 30/CT-TTg, kiểm soát đầu vào tại các địa bàn trọng điểm, biên giới và kiểm soát đầu ra là các quầy, tủ thuốc tại địa phương. Chỉ cần không còn bày bán công khai là số lượng thuốc lậu bán trên thị trường đã giảm từ 30-50%, khi kiểm soát được đầu ra thì đầu vào tự khắc sẽ giảm, ông Cường khẳng định.
Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cũng kiến nghị các bộ, ngành, địa phương có biện pháp chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công nhân viên không hút thuốc lá lậu, có biện pháp ưu tiên sử dụng sản phẩm hợp pháp, người Việt dùng hàng Việt; trích 50% kinh phí từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá; cùng với đó, tăng cường hình phạt đối với các đối tượng vận chuyển dưới 500 bao, từ 500 bao trở lên phải xử lý hình sự.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung, thuốc lá lậu nói riêng thời gian qua được tập trung triển khai có kết quả nhưng tình hình còn phức tạp nghiêm trọng.
Việc buôn lậu gian lận thương mại, làm hàng giả gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế đất nước và ảnh hưởng nghiêm trọng cả về xã hội. Hàng lậu vào khiến cho sản xuất trong nước sụt giảm, kinh tế khó khăn, người lao động không có việc làm, đời sống khó khăn và ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP.
Cùng với hệ lụy này là thuốc lá lậu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không được kiểm định chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Hầu hết các ca ung thư phổi, vòm họng là do thuốc lá, thuốc lá lậu không được kiểm soát thành phần các chất sẽ càng nguy hiểm hơn. Do vậy, Chính phủ luôn xem chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý điều hành của Chính phủ.
Nhất trí với đánh giá tình hình nguyên nhân và các giải pháp đã được các đại biểu nêu lên tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, tập trung đánh cho được các đối tượng đầu nậu, chủ mưu cầm đầu, người vận chuyển thuê; ngăn chặn, đẩy lùi tối đa việc buôn lậu.
Người lãnh đạo phải nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng này, đề cao trách nhiệm để bảo vệ sản xuất trong nước, giữ được công ăn việc làm, bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân, chống thất thu ngân sách, đảm bảo đầu tư phát triển đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc bày bán công khai thuốc lá lậu cũng phải xử lý. Lực lượng quản lý thị trường phải lập biên bản, tịch thu thuốc lá lậu, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra nguồn gốc đầu nậu. Lực lượng biên phòng, công an, quản lý thị trường phải giáo dục cán bộ, chiến sỹ không tiếp tay cho làm hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, bảo kê.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc tuyên truyền vận động nhân dân chống buôn lậu thuốc lá, hợp tác với chính quyền, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, tuyên truyền về tác hại của hút thuốc lá, người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam.
Nêu lên một thực tế khiến người đứng đầu Chính phủ trăn trở, đó là không thể cấm hút thuốc lá bởi cấm là thất bại, một bộ phận nhân dân không thể từ bỏ thuốc lá, Thủ tướng cho rằng biện pháp phù hợp là đẩy mạnh tuyên truyền người dân hạn chế hút thuốc, nhất là trong thế hệ trẻ, trong học sinh, sinh viên - tương lai của giống nòi, không để Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao của thế giới.
Quy luật thị trường có cầu phải có cung, không có nguồn cung trong nước sẽ tạo đường cho hàng lậu tràn vào, do đó, phải lựa chọn sản xuất trong nước có kiểm soát chất lượng, giá cả để đáp ứng yêu cầu của nhân dân, có thu nhập, việc làm cho người lao động.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các cấp, các ngành một mặt chống buôn lậu từ biên giới vào, ngăn đầu nậu từ bên trong, đồng thời nâng cao chất lượng sản xuất trong nước để người dân dùng hàng trong nước, giá thành sản phẩm phải rẻ, chất lượng tốt, giảm bớt độ độc hại./.
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Cộng đồng người Việt tại nhiều nước kỷ niệm ngày sinh nhật Bác  (21/05/2015)
Việt Nam tham dự Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 21  (21/05/2015)
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - dưới góc độ tiếp cận mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (21/05/2015)
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - dưới góc độ tiếp cận mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (21/05/2015)
Việt Nam theo dõi sát hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981  (21/05/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên