Điểm nhấn trong “Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2015”
21:55, ngày 14-05-2015
TCCSĐT - Ngày 07-4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2015. Đây là tài liệu được công bố vào tháng 4 hằng năm ở Nhật Bản. Tuy nhiên, năm nay tài liệu ngoại giao này có một số điểm nhấn được giới nghiên cứu và hoạch định chiến lược quốc tế cũng như Việt Nam quan tâm.
Trong cuốn Sách Xanh năm nay Tô-ki-ô khẳng định: Nhật Bản đã kiên trì theo đuổi chính sách quốc gia hòa bình trong cộng đồng quốc tế dựa trên sự tự vấn sâu sắc về cuộc chiến tranh trước đây. Tô-ki-ô cũng khẳng định lại những cống hiến của mình đối với nền hòa bình, sự phát triển, phồn vinh của khu vực và thế giới, đồng thời nhấn mạnh sẽ kiên trì con đường đó và cống hiến tích cực hơn.
“Hòa bình tích cực” và “tự vấn sâu sắc”
Ngoại trưởng Nhật Bản Phu-mi-ô Ki-si-đa (Fumio Kishida) cho biết, chương 1 của Sách Xanh năm nay đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2. Cụm từ “tự vấn sâu sắc” cũng được đưa ra thể hiện quan điểm của Nhật Bản về quá khứ.
Việc Nhật Bản khẳng định sự “tự vấn sâu sắc” được xem là cách nhìn nhận mới trong bối cảnh Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục thúc ép nước này phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử. Đối ngoại hòa bình vốn là trụ cột chính trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, chính sách này đã “có sự điều chỉnh nên chính sách “đối ngoại hòa bình” của Nhật Bản sẽ tác động đến mối quan hệ giữa Tô-ki-ô với các quốc gia trong khu vực và vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế có thể tăng lên trong những năm tới.
Là quốc gia có nhiều ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và châu Á nói chung, chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn được các nước trong khu vực quan tâm, đặc biệt khi nó tác động đến các mối quan hệ trong vùng. Giới chuyên gia cho rằng cách diễn đạt của tài liệu ngoại giao lần này nhằm thể hiện cho thế giới thấy chính phủ của ông S.A.bê sẵn sàng đối diện với lịch sử, trong bối cảnh các nước láng giềng châu Á luôn gây sức ép đòi Nhật Bản phải thành thực hơn nữa về hành động xâm lược trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Có thể thấy, trong vài năm trở lại đây, cụm từ “đối ngoại hòa bình” hay “chủ nghĩa hòa bình tích cực” được chính phủ Nhật Bản sử dụng trong nhiều phát ngôn đối ngoại, thể hiện rõ nét chính sách ngoại giao dưới thời Thủ tướng Sin-dô A.bê. Kể từ khi lên cầm quyền, chỉ trong vòng hai năm 2013 - 2014, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A.bê đã đến thăm hơn 50 nước, từ Đông Nam Á, đến châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Theo giới phân tích, Nhật Bản cũng đã triển khai một cách chủ động hơn, tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế như sử dụng các diễn đàn đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và thế giới. Thông qua đó, Nhật Bản từng bước nâng cao vị thế quốc phòng, an ninh để trở thành một quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế.
Thời gian gần đây chính phủ của Thủ tướng Sin-dô A.bê đã đưa ra đề xuất diễn giải lại Hiến pháp hòa bình, một hiến pháp đã gây sự chú ý của các quốc gia láng giềng. Việc sửa đổi Hiến pháp đặt trọng tâm vào việc xoá bỏ Điều 9, trong đó quy định “người Nhật sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền quốc gia và từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Tuy nhiên, với Sách Xanh Ngoại giao vừa công bố, Nhật Bản đã trấn an các nước láng giềng bằng việc khẳng định sẽ theo đuổi chính sách hòa bình vĩnh viễn như điều mà quốc gia này đã làm trong suốt 70 năm qua. Điều này, ít nhiều đã làm hòa dịu bầu không khí đang căng thẳng giữa Nhật Bản với các nước láng giềng xung quanh về vấn đề lịch sử.
Giới quan sát cho rằng, hầu hết những tranh chấp và mâu thuẫn hiện nay tại khu vực Đông Bắc Á đều liên quan đến yếu tố lịch sử và cần phải được giải quyết bằng đối thoại và ngoại giao hòa bình. Sự kiềm chế trong cách hành xử của các nước chính là cách mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Việc Nhật Bản theo đuổi chính sách “đối ngoại hòa bình” không chỉ nâng cao vị thế của đất nước “Mặt trời mọc” trên trường quốc tế mà còn giúp khu vực “hạ nhiệt” hơn, nhất là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Điểm nhấn trong chính sách 3 trụ cột
Theo Sách Xanh vừa công bố, chính sách đối ngoại Nhật Bản với 03 trụ cột vẫn tiếp tục được khẳng định bao gồm: tăng cường liên minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và gia tăng ngoại giao kinh tế. Tuy nhiên những điểm mới cũng được nhấn mạnh.
Thứ nhất, vấn đề tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, vẫn là trụ cột số một, quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Tô-ki-ô sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Oa-sinh-tơn để triển khai chính sách tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong lĩnh vực an ninh và kinh tế nhằm đối phó với những bất ổn trong khu vực. Những nội dung mới đã được hai nước thỏa thuận bổ sung thông qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Át-xtơn Ca-tơ (Ashton Carter) tới Nhật Bản vừa qua theo hướng trao cho quân đội Nhật Bản có vai trò chủ động hơn trong vấn đề an ninh châu Á. Theo đó, mở rộng phạm vi tương tác giữa hai nước đồng minh, nhằm giảm bớt những hạn chế của hiến pháp Nhật Bản đối với chính sách quân sự của quốc gia này.
Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Báo cáo nêu rõ, Tô-ki-ô sẽ làm giàu thêm quan hệ song phương với Oa-sinh-tơn trên mọi mặt trận, bao gồm việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ và di dời căn cứ quân sự Phu-tê-ma (Futenma) của Mỹ tại tỉnh Ô-ki-na-oa (Okinawa), hợp tác quốc phòng và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thứ hai, về quan hệ với các nước láng giềng. Nhật Bản với Hàn Quốc là “quốc gia láng giềng quan trọng nhất”, đồng thời nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp giữa Tô-ki-ô coi Xê-un có tính quyết định đối với hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tài liệu lần này đã bỏ đi đoạn “chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người” khi đề cập đến quan hệ với Hàn Quốc so với tài liệu cùng tên công bố năm 2014.
Nhật Bản vẫn xác định “quần đảo Takeshima/Dokdo, cả về lịch sử cũng như luật pháp quốc tế, đều cho thấy rõ ràng là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản”. Nhật Bản sẽ tiếp tục các nỗ lực Ngoại giao để giải quyết hòa bình vấn đề quần đảo Takeshima/Dokdo dựa trên luật pháp quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản coi đó là mối quan hệ “quan trọng”, Tô-ki-ô, cam kết tổ chức đối thoại ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực hơn để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên trong Sách Xanh Ngoại giao 2015, Nhật Bản vẫn lên án việc Bắc Kinh tiếp tục “cố ý thay đổi nguyên trạng” trên biển Hoa Đông, đồng thời nhắc nhở Trung Quốc không nên xâm nhập quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước có tranh chấp chủ quyền nhưng Nhật Bản đang kiểm soát. Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, sẽ hoan nghênh sự phát triển của Trung Quốc như là một quốc gia có trách nhiệm với khát vọng hòa bình. Nhưng Sách Xanh Ngoại giao năm nay Nhật Bản vẫn thể hiện sự lo ngại về ngân sách quốc phòng thiếu minh bạch, sự lớn mạnh của quân đội cũng như những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên biển.
Thứ ba, gia tăng ngoại giao kinh tế. Đoạn mở đầu trong chương đầu tiên của cuốn sách với tựa đề “Chính sách về ngoại giao quốc tế và phát triển của Nhật Bản, những bước chân tới tương lai trong 70 năm”, Sách xanh Ngoại giao Nhật Bản, cho biết: ngay từ năm ngoái, Nhật Bản đã thành lập “Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản” tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, thành lập Ban thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản do Ngoại trưởng Phu-mi-cô Ki-si-đa là Trưởng ban, thành lập mới Phòng hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản. Nhật Bản đặt mục tiêu tới năm 2020 nước này sẽ thành lập các “Đặc khu chiến lược quốc gia” có hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài ; Tăng cường quan hệ toàn diện, cùng có lợi với các quốc gia nhiều tài nguyên ; đa dạng hóa nguồn cung cấp thông qua ngoại giao cấp cao ; biên chế chuyên gia về năng lượng tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Phản ứng lại đối với Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh rằng “thực tế lịch sử” về quần đảo trên cũng như vấn đề phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh là không thể bị xóa bỏ hay xem xét lại bất chấp những lời tuyên bố của phía Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã triệu Công sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc tới để phản đối nội dung trên trong báo cáo. Nhiều quan chức Hàn Quốc còn gọi đây là một hành động khiêu khích, phá hoại các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Trước đó, ngày 02-4 Trung Quốc cũng đã phản đối Nhật Bản đưa quần đảo Sekaku/Điếu Ngư vào sách giáo khoa của Nhật Bản.
Như vậy, tuy còn những phản ứng khác nhau, nhưng văn kiện ngoại giao được công bố năm nay của Nhật Bản đã thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế về những điểm nhấn trong chính sách đối ngoại mà Nhật Bản đã thể hiện trách nhiệm của mình trên cương vị cường quốc số hai ở châu Á, khiến dư luận kỳ vọng vào hiệu quả của việc đóng góp của Tô-ki-ô cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới./.
“Hòa bình tích cực” và “tự vấn sâu sắc”
Ngoại trưởng Nhật Bản Phu-mi-ô Ki-si-đa (Fumio Kishida) cho biết, chương 1 của Sách Xanh năm nay đề cập đến đường lối hòa bình của Nhật Bản vì năm nay đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến thứ 2. Cụm từ “tự vấn sâu sắc” cũng được đưa ra thể hiện quan điểm của Nhật Bản về quá khứ.
Việc Nhật Bản khẳng định sự “tự vấn sâu sắc” được xem là cách nhìn nhận mới trong bối cảnh Hàn Quốc và Trung Quốc liên tục thúc ép nước này phải có cái nhìn đúng đắn về lịch sử. Đối ngoại hòa bình vốn là trụ cột chính trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê (Shinzo Abe). Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, chính sách này đã “có sự điều chỉnh nên chính sách “đối ngoại hòa bình” của Nhật Bản sẽ tác động đến mối quan hệ giữa Tô-ki-ô với các quốc gia trong khu vực và vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế có thể tăng lên trong những năm tới.
Là quốc gia có nhiều ảnh hưởng tại khu vực Đông Bắc Á nói riêng và châu Á nói chung, chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn được các nước trong khu vực quan tâm, đặc biệt khi nó tác động đến các mối quan hệ trong vùng. Giới chuyên gia cho rằng cách diễn đạt của tài liệu ngoại giao lần này nhằm thể hiện cho thế giới thấy chính phủ của ông S.A.bê sẵn sàng đối diện với lịch sử, trong bối cảnh các nước láng giềng châu Á luôn gây sức ép đòi Nhật Bản phải thành thực hơn nữa về hành động xâm lược trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Có thể thấy, trong vài năm trở lại đây, cụm từ “đối ngoại hòa bình” hay “chủ nghĩa hòa bình tích cực” được chính phủ Nhật Bản sử dụng trong nhiều phát ngôn đối ngoại, thể hiện rõ nét chính sách ngoại giao dưới thời Thủ tướng Sin-dô A.bê. Kể từ khi lên cầm quyền, chỉ trong vòng hai năm 2013 - 2014, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A.bê đã đến thăm hơn 50 nước, từ Đông Nam Á, đến châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Theo giới phân tích, Nhật Bản cũng đã triển khai một cách chủ động hơn, tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế như sử dụng các diễn đàn đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và thế giới. Thông qua đó, Nhật Bản từng bước nâng cao vị thế quốc phòng, an ninh để trở thành một quốc gia có trách nhiệm trên trường quốc tế.
Thời gian gần đây chính phủ của Thủ tướng Sin-dô A.bê đã đưa ra đề xuất diễn giải lại Hiến pháp hòa bình, một hiến pháp đã gây sự chú ý của các quốc gia láng giềng. Việc sửa đổi Hiến pháp đặt trọng tâm vào việc xoá bỏ Điều 9, trong đó quy định “người Nhật sẽ mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền quốc gia và từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Tuy nhiên, với Sách Xanh Ngoại giao vừa công bố, Nhật Bản đã trấn an các nước láng giềng bằng việc khẳng định sẽ theo đuổi chính sách hòa bình vĩnh viễn như điều mà quốc gia này đã làm trong suốt 70 năm qua. Điều này, ít nhiều đã làm hòa dịu bầu không khí đang căng thẳng giữa Nhật Bản với các nước láng giềng xung quanh về vấn đề lịch sử.
Giới quan sát cho rằng, hầu hết những tranh chấp và mâu thuẫn hiện nay tại khu vực Đông Bắc Á đều liên quan đến yếu tố lịch sử và cần phải được giải quyết bằng đối thoại và ngoại giao hòa bình. Sự kiềm chế trong cách hành xử của các nước chính là cách mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Việc Nhật Bản theo đuổi chính sách “đối ngoại hòa bình” không chỉ nâng cao vị thế của đất nước “Mặt trời mọc” trên trường quốc tế mà còn giúp khu vực “hạ nhiệt” hơn, nhất là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Điểm nhấn trong chính sách 3 trụ cột
Theo Sách Xanh vừa công bố, chính sách đối ngoại Nhật Bản với 03 trụ cột vẫn tiếp tục được khẳng định bao gồm: tăng cường liên minh Nhật - Mỹ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và gia tăng ngoại giao kinh tế. Tuy nhiên những điểm mới cũng được nhấn mạnh.
Thứ nhất, vấn đề tăng cường quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, vẫn là trụ cột số một, quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Tô-ki-ô sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Oa-sinh-tơn để triển khai chính sách tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong lĩnh vực an ninh và kinh tế nhằm đối phó với những bất ổn trong khu vực. Những nội dung mới đã được hai nước thỏa thuận bổ sung thông qua chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Át-xtơn Ca-tơ (Ashton Carter) tới Nhật Bản vừa qua theo hướng trao cho quân đội Nhật Bản có vai trò chủ động hơn trong vấn đề an ninh châu Á. Theo đó, mở rộng phạm vi tương tác giữa hai nước đồng minh, nhằm giảm bớt những hạn chế của hiến pháp Nhật Bản đối với chính sách quân sự của quốc gia này.
Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ. Báo cáo nêu rõ, Tô-ki-ô sẽ làm giàu thêm quan hệ song phương với Oa-sinh-tơn trên mọi mặt trận, bao gồm việc sửa đổi phương châm hợp tác phòng vệ và di dời căn cứ quân sự Phu-tê-ma (Futenma) của Mỹ tại tỉnh Ô-ki-na-oa (Okinawa), hợp tác quốc phòng và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thứ hai, về quan hệ với các nước láng giềng. Nhật Bản với Hàn Quốc là “quốc gia láng giềng quan trọng nhất”, đồng thời nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp giữa Tô-ki-ô coi Xê-un có tính quyết định đối với hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tài liệu lần này đã bỏ đi đoạn “chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ và quyền cơ bản của con người” khi đề cập đến quan hệ với Hàn Quốc so với tài liệu cùng tên công bố năm 2014.
Nhật Bản vẫn xác định “quần đảo Takeshima/Dokdo, cả về lịch sử cũng như luật pháp quốc tế, đều cho thấy rõ ràng là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản”. Nhật Bản sẽ tiếp tục các nỗ lực Ngoại giao để giải quyết hòa bình vấn đề quần đảo Takeshima/Dokdo dựa trên luật pháp quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản coi đó là mối quan hệ “quan trọng”, Tô-ki-ô, cam kết tổ chức đối thoại ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực hơn để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên trong Sách Xanh Ngoại giao 2015, Nhật Bản vẫn lên án việc Bắc Kinh tiếp tục “cố ý thay đổi nguyên trạng” trên biển Hoa Đông, đồng thời nhắc nhở Trung Quốc không nên xâm nhập quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước có tranh chấp chủ quyền nhưng Nhật Bản đang kiểm soát. Cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản, sẽ hoan nghênh sự phát triển của Trung Quốc như là một quốc gia có trách nhiệm với khát vọng hòa bình. Nhưng Sách Xanh Ngoại giao năm nay Nhật Bản vẫn thể hiện sự lo ngại về ngân sách quốc phòng thiếu minh bạch, sự lớn mạnh của quân đội cũng như những hành động quyết đoán của Trung Quốc trên biển.
Thứ ba, gia tăng ngoại giao kinh tế. Đoạn mở đầu trong chương đầu tiên của cuốn sách với tựa đề “Chính sách về ngoại giao quốc tế và phát triển của Nhật Bản, những bước chân tới tương lai trong 70 năm”, Sách xanh Ngoại giao Nhật Bản, cho biết: ngay từ năm ngoái, Nhật Bản đã thành lập “Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản” tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, thành lập Ban thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản do Ngoại trưởng Phu-mi-cô Ki-si-đa là Trưởng ban, thành lập mới Phòng hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản. Nhật Bản đặt mục tiêu tới năm 2020 nước này sẽ thành lập các “Đặc khu chiến lược quốc gia” có hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài ; Tăng cường quan hệ toàn diện, cùng có lợi với các quốc gia nhiều tài nguyên ; đa dạng hóa nguồn cung cấp thông qua ngoại giao cấp cao ; biên chế chuyên gia về năng lượng tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Phản ứng lại đối với Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh rằng “thực tế lịch sử” về quần đảo trên cũng như vấn đề phụ nữ bị ép làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh là không thể bị xóa bỏ hay xem xét lại bất chấp những lời tuyên bố của phía Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã triệu Công sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc tới để phản đối nội dung trên trong báo cáo. Nhiều quan chức Hàn Quốc còn gọi đây là một hành động khiêu khích, phá hoại các nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Trước đó, ngày 02-4 Trung Quốc cũng đã phản đối Nhật Bản đưa quần đảo Sekaku/Điếu Ngư vào sách giáo khoa của Nhật Bản.
Như vậy, tuy còn những phản ứng khác nhau, nhưng văn kiện ngoại giao được công bố năm nay của Nhật Bản đã thu hút được sự chú ý của dư luận quốc tế về những điểm nhấn trong chính sách đối ngoại mà Nhật Bản đã thể hiện trách nhiệm của mình trên cương vị cường quốc số hai ở châu Á, khiến dư luận kỳ vọng vào hiệu quả của việc đóng góp của Tô-ki-ô cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới./.
Nhật Bản cam kết hỗ trợ ODA giúp Việt Nam phát triển bền vững  (14/05/2015)
Thường vụ Quốc hội khóa XIII: Thông qua các Tờ trình của Chính phủ về Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện, xã  (14/05/2015)
Trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt II  (14/05/2015)
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Azerbaijan  (14/05/2015)
Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương  (14/05/2015)
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (13/05/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay