Liên hợp quốc công bố lộ trình giải quyết khủng hoảng nợ công
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa công bố lộ trình các nước có thể thực hiện trong quá trình tái cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai, trong bối cảnh một loạt chính phủ từ Iceland, Argentina đến Hy Lạp đã trải nghiệm thực tế nợ công kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Các chuyên gia về nợ của UNCTAD cho rằng cần "thận trọng" hơn với các cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai với tình trạng nợ hiện tại, sự phục hồi kinh tế toàn cầu mong manh và xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế thị trường phát triển.
Lộ trình hướng dẫn giải quyết nợ quốc gia bao gồm các khuyến nghị nhằm cải thiện sự gắn kết, công bằng và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu nợ công hiện nay. Để làm được điều này, cần xác định rõ năm nguyên tắc sau: tính hợp pháp, công bằng, minh bạch, niềm tin và tính bền vững.
Các nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng nợ quốc gia nhìn chung có sự khác nhau về cường độ cũng như thời gian. Tuy nhiên, những thiệt hại về kinh tế và xã hội đều lớn. Khi các thị trường có sự gắn kết ngày càng chặt chẽ, mức độ lây lan từ một quốc gia bị khủng hoảng có thể nhanh chóng dẫn đến vấn đề khu vực hoặc thậm chí toàn cầu.
Lộ trình hướng dẫn các quốc gia đang bị vấn đề về nợ công "cấp tính", hoặc bị các khoản nợ thiếu tính bền vững, thông qua các bước giải quyết gồm nhiều biện pháp để tái cơ cấu nợ theo loại, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Quá trình này kêu gọi phối hợp tổ chức nhằm ứng phó kịp thời với vấn đề thanh khoản, cải thiện nỗ lực đàm phán với các chủ nợ, đánh giá sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong nước đối với các chương trình phục hồi kinh tế và xã hội.
Lộ trình này là kết quả của một loạt các cuộc tư vấn cấp chuyên gia được UNCTAD phát động từ năm 2013. Hơn 20 chuyên gia hàng đầu bao gồm các học giả chuyên về pháp lý, các nhà đầu tư, giới hoạch định chính sách và các đại diện của xã hội dân sự, tham gia vào việc vạch ra các bước đi cần thực hiện trước hoặc trong quá trính tái cơ cấu nợ dựa trên cơ chế giải quyết nợ.
Hồi tháng 12-2014, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban Đặc biệt về tái cơ cấu nợ công. Phiên họp đầu tiên của Ủy ban này đã diễn ra từ ngày 03 đến ngày 05-02-2015. Lộ trình và các hướng dẫn tiếp tục được thảo luận trong phiên họp thứ hai từ ngày 28 đến ngày 30-4-2015./.
Chủ tịch nước gửi điện mừng kỷ niệm Ngày Nhà Vua Hà Lan  (29/04/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (29/04/2015)
Đại tướng Hoàng Văn Thái: Những cống hiến xuất sắc đối với nền khoa học quân sự Việt Nam  (29/04/2015)
Đại tướng Hoàng Văn Thái: Những cống hiến xuất sắc đối với nền khoa học quân sự Việt Nam  (29/04/2015)
Đại tướng Hoàng Văn Thái: Những cống hiến xuất sắc đối với nền khoa học quân sự Việt Nam  (29/04/2015)
Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Quảng Trị  (28/04/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên