Tổng Bí thư chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong chống tham nhũng
Tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo đánh giá tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I, xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II-2015; tình hình thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và Trưởng ban Chỉ đạo; tình hình, tiến độ triển khai xem xét, xử lý các vụ án, xác minh các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi chỉ đạo; kết quả rà soát nắm tình hình hoạt động tín dụng tại 4 ngân hàng nhà nước.
Trong quý I-2015, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được triển khai tích cực trên các mặt: Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; thực hiện một số giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, nhất là cải cách hành chính; phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; phát hiện, xử lý tham nhũng; hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng ở 10 tỉnh, thành phố và 4 bộ; tập trung chỉ đạo, đôn đốc công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp và thu hồi tài sản tham nhũng.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất trí với những đánh giá của các thành viên Ban Chỉ đạo và nêu rõ: Trong quý I, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiếp tục chỉ đạo, triển khai khá toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng, chống tham nhũng, thu được những kết quả tích cực.
Ban Chỉ đạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo làm ráo riết, quyết liệt và có hiệu quả công tác kiểm tra, đôn đốc; không chỉ đôn đốc, kiểm tra các vụ án mà còn kiểm tra, đôn đốc công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở các lĩnh vực, các địa phương. Trên cơ sở các việc đã làm, Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng phát hiện một số lĩnh vực, khâu khó khăn cần tập trung tháo gỡ. Đây là điều rất quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở cả Trung ương và địa phương.
Về phương hướng sắp tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh để công tác phòng, chống tham nhũng đạt kết quả cao hơn, trước hết đội ngũ những cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác này phải có quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình công tác, các khâu trọng tâm, trọng điểm đã được xác định, cần tập trung triển khai thực hiện triệt để hơn nữa, quyết liệt hơn nữa; các thành viên Ban Chỉ đạo cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thời gian tới, Ban Chỉ đạo cần tăng cường kiểm tra đôn đốc, thường xuyên trao đổi thông tin để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tập trung vào các vụ việc phức tạp, các vụ án trọng điểm đang làm; đẩy nhanh tiến độ các khâu thanh tra, điều tra, giám định tư pháp, truy tố, xét xử, thi hành án, thu hồi tài sản tham nhũng.
"Cần chọn những khâu, lĩnh vực còn trì trệ để tập trung làm quyết liệt hơn, nhanh hơn trong thời gian tới", Tổng Bí thư yêu cầu.
Tổng Bí thư yêu cầu tăng cường kiểm tra các cơ quan chức năng, cấp ủy đảng các địa phương; kiểm tra việc thực hiện kết luận của đợt kiểm tra trước; kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt; xử lý các đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa làm tốt, làm chậm; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tới nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục "tham nhũng vặt"; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các thành viên trong Ban Chỉ đạo; giám sát việc thực hiện những công việc đã được Ban Chỉ đạo thông qua./.
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự hai tỉnh Quảng Ninh và Hậu Giang  (25/04/2015)
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch tỉnh Yên Bái  (25/04/2015)
Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Trà Vinh, Bình Phước, Tiền Giang  (25/04/2015)
Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Trà Vinh, Bình Phước, Tiền Giang  (25/04/2015)
Quân đội Campuchia khánh thành công trình thứ 7 do Việt Nam viện trợ  (25/04/2015)
Tọa đàm nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng 30-4 tại Argentina  (25/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên