Chống buôn lậu - Phải là kết quả cụ thể
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự tiến bộ và kết quả bước đầu trong công tác này. Đã ngăn chặn, đẩy lùi một bước, xử lý hàng trăm nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu không làm tốt việc này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, thất thu ngân sách, phá hoại sản xuất trong nước, môi trường đầu tư, lẫn lộn trắng đen. Có làm tốt thì xã hội mới phát triển bền vững”.
Do đó, cần biến quyết tâm chính trị thành kết quả cụ thể với phương châm không có “vùng cấm” trong chống buôn lậu. Đặc biệt, kiên trì loại trừ các cán bộ dung túng, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại để không còn “ổ nhóm”, đường dây bảo kê cho buôn lậu.
Phó Thủ tướng chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục. Đó là, vẫn còn một số nơi có tình trạng cán bộ tiếp tay cho buôn lậu, phẩm chất đạo đức và tác phong chưa nghiêm. Đặc biệt, việc xử lý cán bộ có dấu hiệu vi phạm còn ít, còn tình trạng “dễ làm, bí bỏ”, một số tỉnh căn bệnh thành tích, lợi ích cục bộ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, kết nối thông tin còn yếu, còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, tuyên truyền chưa tạo sức lan tỏa, chưa phát động toàn dân tham gia chống buôn lậu, một số ngành và địa phương chưa chấp hành nghiêm chế độ báo cáo,…
Các bộ, ngành chú ý quản lý đội ngũ cán bộ để tập trung “đánh mạnh” một số tuyến, địa bàn để giải quyết dứt điểm tình trạng buôn lậu. Trong đó, Bộ Công an khẩn trương thành lập Cục Chống buôn lậu để tăng thêm sức mạnh cho công tác này, thành lập Trung tâm thông tin chống buôn lậu, thành lập chuyên mục chống buôn lậu trên Đài Truyền hình Việt Nam, chuyên mục trên các báo đài trung ương và địa phương…
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng BCĐ 389 quốc gia Nguyễn Văn Cẩn, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các mặt hàng như ma túy, pháo nổ, vàng, hàng hóa tiêu dùng, rượu bia, thuốc lá điếu, đường cát vẫn tái diễn trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ.
Trên các tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế, hoạt động vận chuyển trái phép hàng cấm, tài nguyên, khoáng sản và các loại hàng hóa có thuế suất tiêu thụ đặc biệt cao vẫn còn xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu lớn.
Tại các khu vực cảng biển, gian lận phổ biến là các hành vi cố tình khai báo sai số lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa, khai báo sai hồ sơ để hệ thống thông quan tự động phân vào luồng xanh nhằm được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất, đầu tư gia công xuất khẩu để buôn lậu, gian lận thương mại.
Về yếu kém, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, trong công tác xử lý vẫn còn sự “nương tay” của các địa phương như việc quy định buôn lậu từ 100 triệu là xử lý hình sự thì địa phương “nén” xuống còn 97 - 98 triệu đồng để xử lý hành chính mà thôi.
Các phương tiện truyền thông đã kịp thời tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhất là tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân nhận biết hàng giả, hàng nhái để người dân cảnh giác, không tiếp tay cho buôn lậu và tham gia tố giác buôn lậu.
Tuy nhiên, có hiện tượng đáng quan ngại là mỗi năm các lực lượng bắt giữ, xử lý khoảng 17.000 vụ hàng giả, hàng nhái nhưng chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp quan tâm đến việc hàng hóa của mình bị làm giả, làm nhái. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, một phần doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng đến thương hiệu của mình, nhưng cũng có những doanh nghiệp lợi dụng chuyện này để tuồn hàng giả, hàng nhái vào thị trường tiêu thụ.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thẳng thắn thừa nhận: Đây là “mặt trận” còn rất phức tạp, nhất là trên các tuyến biên giới với nhiều mặt hàng nguy hiểm như thực phẩm chất chức năng, đi liền là trốn thuế, tiêu cực.
Thứ trưởng Lê Quý Vương cũng nêu việc xử lý trách nhiệm các địa phương đã “hành chính hóa” các cá nhân, doanh nghiệp buôn lậu, gian lận thương mại trong khi phải xử lý hình sự các vụ việc này.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc cho rằng, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đã có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương như đã chặn đứng buôn lậu qua đường sắt, hạn chế bằng đường bộ ở một số tuyến biên giới…
Tuy nhiên, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan đề nghị vẫn phải làm quyết liệt, không chủ quan, buông lỏng nếu không tình trạng buôn lậu nhức nhối sẽ quay trở lại. Lực lượng Hải quan chủ động phát hiện, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm với tinh thần “không có buôn lậu, gian lận thương mại trong lực lượng hải quan”.
Những vụ buôn lậu lớn bị phát hiện đều có sự tiếp tay của các cán bộ, cơ quan chức năng. Do đó, phải chủ động phát hiện để xử lý nghiêm ngay cán bộ các lực lượng có liên quan bảo kê, dung túng cho buôn lậu.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam đề nghị các bộ sớm ban hành thông tư hướng dẫn quản lý vận chuyển hàng hóa trên đường. Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan giám sát ngân hàng truy nguồn gốc các giao dịch đáng ngờ, đã phát hiện một số vụ, có kết quả khả quan.
Ngành thuế đang tập trung thanh kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn lậu và gian lận thuế, nhất là thanh tra các doanh nghiệp cho là có rủi ro cao hay doanh nghiệp xin hoàn thuế như vụ truy thu hàng trăm tỷ đồng của Metro Việt Nam./.
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Lào trong nghiên cứu phát triển kinh tế  (23/04/2015)
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ký hợp tác với Học viện Chính trị Công an nhân dân  (23/04/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng  (23/04/2015)
Mở đường bay Cần Thơ - Đà Lạt  (23/04/2015)
Một số văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ  (23/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên