Chủ tịch nước đến Jakarta tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi
20:51, ngày 21-04-2015
Ngày 21-4-2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Phi, Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung và 10 năm thiết lập "Đối tác chiến lược Á-Phi mới" tại Jakarta và Bandung của Indonesia, từ ngày 21 đến ngày 24-4-2015 theo lời mời của Tổng thống Indonesia, Ngài Joko Widodo.
Cùng tham gia đoàn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú.
Vào lúc 14 giờ cùng ngày, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Halim Perdanakusuma ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Đón đoàn tại sân bay có Bộ trưởng Xã hội Indonesia Khofiah Indar Parawansa, Thống đốc và Tư lệnh quân khu Tangerang, các quan chức nhà nước Indonesia.
Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy; Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Vũ Đăng Dũng, cùng đông đảo cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Indonesia.
Hội nghị Cấp cao Á-Phi lần đầu tiên tổ chức tại Bandung, Indonesia từ ngày 18 đến ngày 24-4 tới, với sự tham gia của lãnh đạo 29 nước Á-Phi, là sự khởi đầu cho quá trình hợp tác Á-Phi. Hội nghị đã đưa ra 10 nguyên tắc Bandung, làm nền tảng cho quan hệ giữa các nước ở hai châu lục, trong đó có các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế...
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác Nam-Nam nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới,” Hội nghị Cấp cao Á-Phi 2015 dự kiến sẽ thông qua ba văn kiện cấp cao là Thông điệp Bandung, Tuyên bố về việc làm sống động Quan hệ đối tác chiến lược mới Á-Phi và Tuyên bố về Palestine.
Cùng với 109 quốc gia Á-Phi và 25 tổ chức quốc tế được nước chủ nhà Indonesia mời tham dự Hội nghị cấp cao lần này, đoàn Việt Nam dự kiến sẽ tham dự các phiên họp toàn thể, các cuộc gặp song phương tại thủ đô Jakarta; dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung, tham gia diễu hành lịch sử, dự lễ khánh thành Tượng đài Á-Phi tại thành phố Bandung./.
Vào lúc 14 giờ cùng ngày, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Halim Perdanakusuma ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Đón đoàn tại sân bay có Bộ trưởng Xã hội Indonesia Khofiah Indar Parawansa, Thống đốc và Tư lệnh quân khu Tangerang, các quan chức nhà nước Indonesia.
Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy; Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Vũ Đăng Dũng, cùng đông đảo cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Indonesia.
Hội nghị Cấp cao Á-Phi lần đầu tiên tổ chức tại Bandung, Indonesia từ ngày 18 đến ngày 24-4 tới, với sự tham gia của lãnh đạo 29 nước Á-Phi, là sự khởi đầu cho quá trình hợp tác Á-Phi. Hội nghị đã đưa ra 10 nguyên tắc Bandung, làm nền tảng cho quan hệ giữa các nước ở hai châu lục, trong đó có các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế...
Với chủ đề “Tăng cường hợp tác Nam-Nam nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới,” Hội nghị Cấp cao Á-Phi 2015 dự kiến sẽ thông qua ba văn kiện cấp cao là Thông điệp Bandung, Tuyên bố về việc làm sống động Quan hệ đối tác chiến lược mới Á-Phi và Tuyên bố về Palestine.
Cùng với 109 quốc gia Á-Phi và 25 tổ chức quốc tế được nước chủ nhà Indonesia mời tham dự Hội nghị cấp cao lần này, đoàn Việt Nam dự kiến sẽ tham dự các phiên họp toàn thể, các cuộc gặp song phương tại thủ đô Jakarta; dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung, tham gia diễu hành lịch sử, dự lễ khánh thành Tượng đài Á-Phi tại thành phố Bandung./.
Việt Nam ủng hộ Sáng kiến tầm nhìn mới trong nông nghiệp  (21/04/2015)
“Chính sách kinh tế mới” của V.I. Lê-nin - một cơ sở lý luận quan trọng của đổi mới ở Việt Nam  (21/04/2015)
Bàn giải pháp phát triển làng nghề trong thời kỳ hội nhập  (21/04/2015)
Phối hợp tu bổ, tôn tạo các đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia  (21/04/2015)
Việt Nam khẳng định tình đoàn kết với các nước châu Phi  (21/04/2015)
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ của Nhật Bản  (21/04/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên