EU đánh giá cao tiềm năng năng lượng đại dương của Việt Nam
23:19, ngày 17-04-2015
Ngày 16-4, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức Diễn đàn lần thứ 3 về năng lượng đại dương tại Brussels (Bỉ). Đây là một trong hàng loạt các sự kiện nhằm chuẩn bị cho những đóng góp của Liên minh châu Âu (EU) vào Hội nghị quốc tế về khí hậu sẽ diễn ra vào cuối năm nay tại Paris, Pháp.
Trong khuôn khổ diễn đàn, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã phỏng vấn ông Rémi Gruet, Giám đốc phụ trách và triển khai chính sách của Hiệp hội Năng lượng đại dương châu Âu (EOE).
Ông Gruet nhận định Việt Nam với hơn 3.000km bờ biển rất thuận lợi để khai thác năng lượng đại dương, góp phần phát triển kinh tế ở các vùng ven biển.
Ông cũng cho biết năng lượng xanh nói chung và năng lượng đại dương nói riêng đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước châu Âu. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, năng lượng đại dương sẵn có sẽ giúp châu lục này tránh được việc phụ thuộc vào nguồn khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.
Diễn đàn Năng lượng đại dương tại Brussels thu hút sự tham dự của đại diện các tổ chức công nghiệp và năng lượng châu Âu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, cùng đại diện của Nghị viện châu Âu. Diễn đàn này chủ yếu hướng tới mục tiêu hoàn thiện chính sách của EU, thúc đẩy nỗ lực của các quốc gia thành viên nhằm phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020 và mục tiêu dài hạn của châu Âu nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia còn đề cập việc cấp giấy phép, phát triển kỹ thuật khai thác cũng như nguồn tài chính dành cho lĩnh vực năng lượng đại dương. Theo bà Lowri Evans, Vụ trưởng Vụ các vấn đề biển và nghề cá thuộc EC, châu Âu đang hướng tới công nghệ mới về năng lượng đại dương bao gồm năng lượng sóng, thủy triều, độ mặn, khí tượng học, nhằm xây dựng một kế hoạch hành động để khai thác tiềm năng này một cách bền vững, đáp ứng quy định trong chính sách biển của EU.
Mới đây, ngành năng lượng đại dương được EC coi là một trong năm lĩnh vực phát triển “kinh tế xanh” nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực ven biển.
Ngoài ra, việc khai thác nguồn năng lượng đại dương còn giúp EU tăng cường an ninh năng lượng và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt hóa thạch sử dụng trong sản xuất điện.
Đây là một khía cạnh đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia EU và khu vực biển đảo, nơi nguồn năng lượng xanh góp phần đảm bảo tự chủ năng lượng, thay thế việc sản xuất điện với giá thành cao bằng các nhà máy điện diesel. Trung bình mỗi năm EU hiện chi khoảng 500 tỷ euro cho năng lượng hóa thạch./.
Ông Gruet nhận định Việt Nam với hơn 3.000km bờ biển rất thuận lợi để khai thác năng lượng đại dương, góp phần phát triển kinh tế ở các vùng ven biển.
Ông cũng cho biết năng lượng xanh nói chung và năng lượng đại dương nói riêng đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước châu Âu. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, năng lượng đại dương sẵn có sẽ giúp châu lục này tránh được việc phụ thuộc vào nguồn khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.
Diễn đàn Năng lượng đại dương tại Brussels thu hút sự tham dự của đại diện các tổ chức công nghiệp và năng lượng châu Âu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, cùng đại diện của Nghị viện châu Âu. Diễn đàn này chủ yếu hướng tới mục tiêu hoàn thiện chính sách của EU, thúc đẩy nỗ lực của các quốc gia thành viên nhằm phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020 và mục tiêu dài hạn của châu Âu nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia còn đề cập việc cấp giấy phép, phát triển kỹ thuật khai thác cũng như nguồn tài chính dành cho lĩnh vực năng lượng đại dương. Theo bà Lowri Evans, Vụ trưởng Vụ các vấn đề biển và nghề cá thuộc EC, châu Âu đang hướng tới công nghệ mới về năng lượng đại dương bao gồm năng lượng sóng, thủy triều, độ mặn, khí tượng học, nhằm xây dựng một kế hoạch hành động để khai thác tiềm năng này một cách bền vững, đáp ứng quy định trong chính sách biển của EU.
Mới đây, ngành năng lượng đại dương được EC coi là một trong năm lĩnh vực phát triển “kinh tế xanh” nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực ven biển.
Ngoài ra, việc khai thác nguồn năng lượng đại dương còn giúp EU tăng cường an ninh năng lượng và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt hóa thạch sử dụng trong sản xuất điện.
Đây là một khía cạnh đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia EU và khu vực biển đảo, nơi nguồn năng lượng xanh góp phần đảm bảo tự chủ năng lượng, thay thế việc sản xuất điện với giá thành cao bằng các nhà máy điện diesel. Trung bình mỗi năm EU hiện chi khoảng 500 tỷ euro cho năng lượng hóa thạch./.
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (17/04/2015)
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (17/04/2015)
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (17/04/2015)
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (16/04/2015)
Mặt trận Tổ quốc và Hội Nhà báo - Thế trận truyền thông quan trọng  (16/04/2015)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên