ASEAN hướng đến một cộng đồng lấy người dân làm trung tâm
Thời điểm hình thành cộng đồng ASEAN 31-12-2015 đang đến gần. Các nước thành viên đang nỗ lực nhiều hơn để hướng tới đích sẽ đánh dấu bước chuyển mới của ASEAN sau gần 48 năm hình thành và phát triển.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết theo ý tưởng ban đầu thì thời hạn xây dựng Cộng đồng ASEAN là năm 2020, nhưng trong bối cảnh quốc tế thuận lợi và xu hướng hội nhập toàn cầu, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh quá trình xây dựng Cộng đồng, thống nhất thời hạn mới là năm 2015 và thông qua lộ trình này từ năm 2009.
Với gần 90% các biện pháp đề ra trong lộ trình đã được thực hiện, ASEAN đang đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp còn lại trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.
Mặc dù các biện pháp còn lại chiếm khoảng 10%, là những biện pháp khó, nhưng với quyết tâm và kế hoạch, những ưu tiên cụ thể đã được đề ra cho đến cuối năm 2015, chắc chắn những biện pháp quan trọng nhất, có tác dụng lan tỏa nhất đối với quá trình hội nhập của ASEAN sẽ được thực hiện đúng thời hạn.
Nhận định những khó khăn và thuận lợi trong năm nước rút 2015 này, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết mặc dù đang đi đúng tiến độ, ASEAN cũng đang gặp nhiều thách thức để tiến tới việc hình thành Cộng đồng vào cuối năm nay và tiếp tục củng cố Cộng đồng sau 2015, đặc biệt trong việc nội hóa để thực hiện các cam kết khu vực, thúc đẩy các nước thành viên phê chuẩn các hiệp định đã ký kết.
Việc đưa các cam kết khu vực vào chiến lược và điều luật quốc gia, cũng như việc thiết lập các thể chế, hạ tầng hỗ trợ thực hiện các hiệp định, cam kết khu vực phải là ưu tiên hàng đầu đối với các nước.
Việc thực hiện nhiều hiệp định, cam kết, kế hoạch hành động đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào. Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN cần vốn đầu tư khoảng 60 tỷ USD mỗi năm và trong 10 năm mới hoàn thành, trong khi nguồn lực của ASEAN rất hạn chế, phụ thuộc vào sự tham gia của các đối tác và khu vực tư nhân. Điều đó cũng đòi hỏi ASEAN phải tạo được môi trường thông thoáng bằng việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hiệp định, cam kết khu vực để thu hút nguồn lực nhiều hơn.
Một thách thức nữa là mức độ hiểu biết của chính người dân ASEAN về Hiệp hội, về Cộng đồng ASEAN; nhận thức của các doanh nghiệp về cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như những cơ hội và thách thức mà Cộng đồng mang lại.
Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Sự thiếu thông tin có thể dẫn đến những lo ngại không cần thiết và những kỳ vọng không thực tế, thiếu cơ sở.
Việc nâng cao hiểu biết của 625 triệu người dân về ASEAN, về Cộng đồng ASEAN là cần thiết. ASEAN đang hướng đến một cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm.
Người dân thông qua các cơ chế tham vấn có thể đóng góp ý kiến, ủng hộ và tham gia rộng rãi vào việc xây dựng, triển khai các biện pháp có tác động trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của họ. Đây phải tiếp tục là một ưu tiên trong chương trình nghị sự của ASEAN.
ASEAN cũng đã thông qua kế hoạch tổng thể về truyền thông nhằm giúp người dân ASEAN và thế giới hiểu biết hơn về Hiệp hội cũng như Cộng đồng ASEAN.
Theo Tổng Thư ký ASEAN, 10 năm tiếp theo sau khi Cộng đồng ASEAN ra đời, trong giai đoạn 2016 - 2025, ASEAN sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm bảo đảm Đông Nam Á là khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng; kết nối tốt hơn giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới trên cả ba lĩnh vực là hạ tầng, thể chế và kết nối con người; củng cố ASEAN là một cộng đồng chia sẻ, đoàn kết trong sự đa dạng.
Sự phối hợp hài hòa giữa ba trụ cột của cộng đồng sẽ giúp năng lực thể chế được tăng cường. Cộng đồng ASEAN sẽ được củng cố và tăng cường để trở thành một cộng đồng dựa trên luật lệ, đoàn kết trên cơ sở những nguyên tắc, giá trị chung; một cộng đồng thực sự hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm; một cộng đồng có khả năng ứng phó với các xu hướng và thách thức đang nổi lên như những thách thức an ninh phi truyền thống.
Một trong những trọng tâm của tầm nhìn là sự phối hợp hài hòa, cân đối giữa các thành viên. Cộng đồng ASEAN 2016 - 2025 phải là cộng đồng đóng vai trò trung tâm trong các thiết chế khu vực và đủ khả năng đóng vai trò một đối tác tích cực và đáng tin cậy trên trường quốc tế./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh  (16/02/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, chúc Tết tại Sơn La  (16/02/2015)
Những tín hiệu mới về vàng và dầu mỏ thế giới  (16/02/2015)
Những tín hiệu mới về vàng và dầu mỏ thế giới  (16/02/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển