Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về chủ động ứng phó biến đổi
Cần chủ động ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế bền vững
Cà Mau cần chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế bền vững. Một trong những thách thức rất lớn đối với tỉnh Cà Mau cũng như nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề xâm nhập mặn ngày càng sâu và nguy cơ thiếu hụt nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất. Để chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan phối hợp với địa phương tiếp tục nghiên cứu cụ thể các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trên cơ sở đó xây dựng phương án chủ động ứng phó với thiên tai, bão lớn và biến đổi khí hậu; chỉ đạo rà soát quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đối với định hướng về phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần ưu tiên bảo vệ rừng ngập mặn ven biển hiện có, từng bước đầu tư khôi phục lại rừng ngập mặn ven biển đã bị suy thoái; cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác trồng, khôi phục rừng ngập mặn, gắn với chính sách quản lý khai thác phù hợp; rà soát sắp xếp ưu tiên, tiếp tục tập trung nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê biển, công trình kiểm soát mặn theo quy hoạch nhằm bảo đảm phát triển sản xuất bền vững, gắn với liên kết vùng. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, đây là vấn đề phức tạp, tác động đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự hợp tác giữa các viện khoa học, các nhà khoa học để có được giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực nhằm bảo đảm công trình bền vững, kinh tế hơn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trên cơ sở các mô hình công trình chống xâm thực bờ biển, khôi phục rừng ngập mặn ven biển đã thực hiện ở một số địa phương, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá sớm đưa ra được các mô hình phù hợp, hiệu quả đối với từng khu vực để phổ biến, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí đầu tư,...
Kiên Giang chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Để chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang chỉ đạo tập trung bảo vệ rừng ngập mặn ven biển hiện có, từng bước đầu tư khôi phục diện tích rừng ngập mặn ven biển đã bị suy thoái; đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác trồng, khôi phục rừng ngập mặn, gắn với chính sách quản lý khai thác phù hợp.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển theo Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cần rà soát quy hoạch tuyến đê để bảo đảm an toàn, không đưa tuyến ra sát biển khi không có rừng phòng hộ bảo vệ đê. Rà soát, sắp xếp ưu tiên, tập trung nguồn lực để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, nhất là các công trình kiểm soát lũ, mặn, đầu tư xây dựng các hồ trữ nước ngọt theo quy hoạch nhằm bảo đảm phát triển sản xuất bền vững.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan phối hợp với địa phương tiếp tục nghiên cứu cụ thể các tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trên cơ sở đó xây dựng phương án chủ động ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương về quy hoạch, chịu trách nhiệm thỏa thuận về kỹ thuật đối với các dự án xây dựng đê biển, cống dưới đê, cống kiểm soát lũ, mặn nhằm bảo đảm tính liên kết vùng, phù hợp với định hướng quy hoạch chung của toàn vùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu tập trung nghiên cứu, sớm đề xuất các giải pháp ứng phó với diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long./.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân thăm, chúc Tết Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và thành phố Cần Thơ  (12/02/2015)
Tuyên bố chung ở Minsk ủng hộ giải quyết xung đột tại Ukraine  (12/02/2015)
Làm sâu sắc hơn nội hàm quan hệ đối tác Việt Nam - Australia  (12/02/2015)
Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng  (12/02/2015)
Vĩnh Phúc kỷ niệm 65 năm ngày thành lập và đón huân chương  (12/02/2015)
Ban Bí thư Trung ương Đảng gặp mặt các trí thức, văn nghệ sĩ  (12/02/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm