Mỹ và Đức mâu thuẫn trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine
23:54, ngày 10-02-2015
Ngay sau khi có các chuyến thăm ngoại giao tới Nga và Ukraine cuối tuần qua, ngày 09-02-2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Mỹ, tiến hành cuộc hội đàm kéo dài hơn một giờ tại Nhà Trắng với Tổng thống nước chủ nhà Barack Obama.
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine, một trong những chủ đề thảo luận chính của cuộc gặp, đã làm nổi lên mâu thuẫn giữa hai đồng minh về cách thức giải quyết điểm nóng này.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Mỹ thể hiện quan điểm phản đối Nga kịch liệt. Ông B. Obama cáo buộc Moskva "đã vi phạm nhiều cam kết trong Thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 9-2014" và các lực lượng Nga vẫn "tiếp tục hoạt động" tại Ukraine.
Nhằm gia tăng sức ép với Nga, ông B. Obama cho biết Washington “sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn nếu như các nỗ lực ngoại giao thất bại” và một trong những khả năng đó là “viện trợ vũ khí sát thương” cho chính quyền Kiev.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước, trong đó có cả các đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu, phản đối, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết Washington vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này và giải pháp quân sự ở mức “triển vọng thấp.”
Nhằm tiếp tục lôi kéo các đồng minh châu Âu, mặc dù thừa nhận “có một số bất đồng mang tính chiến thuật” song Tổng thống Mỹ vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine đã “củng cố sự đoàn kết” giữa Mỹ với các nước châu Âu.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Merkel tiếp tục thể hiện rõ quan điểm kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine.
Bà cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền Đông Ukirane. Thủ tướng Đức thừa nhận bà không thể bảo đảm hội nghị cấp cao bốn bên Đức, Nga, Pháp và Ukraine tổ chức vào ngày 11-02 tới tại thủ đô Minsk của Belarus sẽ thành công.
Tuy nhiên bà nói rõ: “Kể cả khi vấp phải nhiều thử thách” song “chúng tôi” vẫn tiếp tục “theo đuổi giải pháp ngoại giao” và rằng “một hành động đơn phương của Mỹ” cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều mà “châu Âu mong đợi.”
Bà tuyên bố nếu “chúng tôi từ bỏ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi không thể duy trì trật tự hòa bình tại châu Âu.”
Đối với quan hệ Mỹ-châu Âu, bà cũng nói rằng "liên minh giữa Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục vững mạnh kể cả khi hai bên không đồng thuận," một tuyên bố được cho là giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn giữa Mỹ với châu Âu liên quan đến Ukraine.
Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tại miền Đông Ukraine ngày càng leo thang.
Trước khi tới Washington, bà Merkel cùng với Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã tới Ukraine và Nga.
Các nhà lãnh đạo đã trao đổi vấn đề ngừng bắn, tổ chức bầu cử ở miền Đông Ukraine và việc kiểm soát đường biên giới giữa Ukraine và Nga.
Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine với đề xuất về một khu vực phi quân sự mở rộng từ 50-70 km và trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho khu vực miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, điểm mấu chốt đang gây tranh cãi hiện nay là cấp độ tự trị và các cuộc bầu cử tương lai tại khu vực miền Đông.
Ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống B. Obama và Thủ tướng Đức Merkel cũng đã trao đổi về nhiều "điểm nóng" khác trong đó có cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, quan hệ Mỹ-Đức, thỏa thuận thương mại tự do Mỹ-châu Âu, vấn đề hạt nhân Iran và tiến trình NATO rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm 2016.
Trong nỗ lực chung đối phó IS, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức nhất trí sẽ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến chống tới khi nào tiêu diệt nhóm khủng bố tàn bạo này.
Đối với quan hệ Mỹ-Đức, Tổng thống Mỹ thừa nhận vụ cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ việc tình báo Mỹ do thám điện thoại bà Merkel đã gây tổn hại đến hình ảnh của Chính phủ Mỹ đối với nước Đức cũng như hợp tác song phương trong lĩnh vực tình báo. Tuy nhiên, Washington đã nỗ lực để sửa chữa điều này.
Về phần mình, Thủ tướng Merkel vẫn đánh giá cao sự hợp tác tình báo Mỹ-Đức bất chấp những mâu thuẫn trên. Bà khẳng định liên minh Mỹ-Đức sẽ tiếp tục được siết chặt và hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong chính sách đối ngoại, trong đó có cả lĩnh vực tình báo.
Đề cập đến thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Mỹ - châu Âu, với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất lục địa già, Thủ tướng Merkel cho biết Đức rất quan tâm đến việc châu Âu và Mỹ đạt được FTA.
Tổng thống B. Obama cho rằng FTA giữa Mỹ với châu Âu sẽ thúc đẩy kinh tế hai bên tăng trưởng và ông đã nhận được lời cam kết của Đức sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đàm phán liên quan đến vấn đề này./.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Mỹ thể hiện quan điểm phản đối Nga kịch liệt. Ông B. Obama cáo buộc Moskva "đã vi phạm nhiều cam kết trong Thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 9-2014" và các lực lượng Nga vẫn "tiếp tục hoạt động" tại Ukraine.
Nhằm gia tăng sức ép với Nga, ông B. Obama cho biết Washington “sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn nếu như các nỗ lực ngoại giao thất bại” và một trong những khả năng đó là “viện trợ vũ khí sát thương” cho chính quyền Kiev.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước, trong đó có cả các đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu, phản đối, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết Washington vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này và giải pháp quân sự ở mức “triển vọng thấp.”
Nhằm tiếp tục lôi kéo các đồng minh châu Âu, mặc dù thừa nhận “có một số bất đồng mang tính chiến thuật” song Tổng thống Mỹ vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine đã “củng cố sự đoàn kết” giữa Mỹ với các nước châu Âu.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Merkel tiếp tục thể hiện rõ quan điểm kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine.
Bà cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền Đông Ukirane. Thủ tướng Đức thừa nhận bà không thể bảo đảm hội nghị cấp cao bốn bên Đức, Nga, Pháp và Ukraine tổ chức vào ngày 11-02 tới tại thủ đô Minsk của Belarus sẽ thành công.
Tuy nhiên bà nói rõ: “Kể cả khi vấp phải nhiều thử thách” song “chúng tôi” vẫn tiếp tục “theo đuổi giải pháp ngoại giao” và rằng “một hành động đơn phương của Mỹ” cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều mà “châu Âu mong đợi.”
Bà tuyên bố nếu “chúng tôi từ bỏ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi không thể duy trì trật tự hòa bình tại châu Âu.”
Đối với quan hệ Mỹ-châu Âu, bà cũng nói rằng "liên minh giữa Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục vững mạnh kể cả khi hai bên không đồng thuận," một tuyên bố được cho là giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của mâu thuẫn giữa Mỹ với châu Âu liên quan đến Ukraine.
Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tại miền Đông Ukraine ngày càng leo thang.
Trước khi tới Washington, bà Merkel cùng với Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã tới Ukraine và Nga.
Các nhà lãnh đạo đã trao đổi vấn đề ngừng bắn, tổ chức bầu cử ở miền Đông Ukraine và việc kiểm soát đường biên giới giữa Ukraine và Nga.
Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng đưa ra sáng kiến giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine với đề xuất về một khu vực phi quân sự mở rộng từ 50-70 km và trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho khu vực miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, điểm mấu chốt đang gây tranh cãi hiện nay là cấp độ tự trị và các cuộc bầu cử tương lai tại khu vực miền Đông.
Ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống B. Obama và Thủ tướng Đức Merkel cũng đã trao đổi về nhiều "điểm nóng" khác trong đó có cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, quan hệ Mỹ-Đức, thỏa thuận thương mại tự do Mỹ-châu Âu, vấn đề hạt nhân Iran và tiến trình NATO rút quân khỏi Afghanistan trước cuối năm 2016.
Trong nỗ lực chung đối phó IS, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức nhất trí sẽ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến chống tới khi nào tiêu diệt nhóm khủng bố tàn bạo này.
Đối với quan hệ Mỹ-Đức, Tổng thống Mỹ thừa nhận vụ cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ việc tình báo Mỹ do thám điện thoại bà Merkel đã gây tổn hại đến hình ảnh của Chính phủ Mỹ đối với nước Đức cũng như hợp tác song phương trong lĩnh vực tình báo. Tuy nhiên, Washington đã nỗ lực để sửa chữa điều này.
Về phần mình, Thủ tướng Merkel vẫn đánh giá cao sự hợp tác tình báo Mỹ-Đức bất chấp những mâu thuẫn trên. Bà khẳng định liên minh Mỹ-Đức sẽ tiếp tục được siết chặt và hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác trong chính sách đối ngoại, trong đó có cả lĩnh vực tình báo.
Đề cập đến thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Mỹ - châu Âu, với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất lục địa già, Thủ tướng Merkel cho biết Đức rất quan tâm đến việc châu Âu và Mỹ đạt được FTA.
Tổng thống B. Obama cho rằng FTA giữa Mỹ với châu Âu sẽ thúc đẩy kinh tế hai bên tăng trưởng và ông đã nhận được lời cam kết của Đức sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình đàm phán liên quan đến vấn đề này./.
Việt Nam - Lào nỗ lực hoàn thành tăng dày, tôn tạo mốc biên giới  (10/02/2015)
Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Qatar  (10/02/2015)
Chủ tịch Quốc hội dâng hương, tưởng nhớ Bác Hồ tại Di tích Nhà 67  (10/02/2015)
Vùng Cảnh sát biển 4 tăng cường tuần tra đảm bảo an ninh dịp Tết  (10/02/2015)
Mở rộng quy mô Dự án bauxit - nhôm Tân Rai theo hướng chế biến sâu  (10/02/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên