Sáng kiến Pháp - Đức là nỗ lực cuối cùng để tránh chiến tranh
23:00, ngày 07-02-2015
Cuộc hội đàm tại Điện Kremli giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel về một sáng kiến hòa bình cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, đã kết thúc rạng sáng 07-02-2015, với cam kết về việc có thể có một "văn kiện chung" về thực thi các thỏa thuận đạt được tại Minsk, Belarus, hồi tháng 9-2014.
Các nhà lãnh đạo cũng thông báo rằng Tổng thống Nga V. Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ thảo luận về một đề xuất trong cuộc điện đàm 4 bên vào ngày 08-02-2015. Cùng ngày, Tổng thống Pháp Ph. Hollande nhấn mạnh sáng kiến hòa bình Pháp - Đức là nỗ lực cuối cùng nhằm chấm dứt giao tranh ở Ukraine.
Phát biểu trước báo giới tại thành phố Tulle, miền Trung nước Pháp, đề cập đến cuộc gặp 3 bên với Thủ tướng Đức A. Merkel và Tổng thống Nga V. Putin hôm 06-02-2015 tại Moskva, ông Ph. Hollande nói: "Tôi nghĩ đây là một trong những cơ hội cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra sáng kiến này. Nếu không thể đi đến một thỏa hiệp hay một thỏa thuận hòa bình lâu dài, thì chúng ta biết chắc là kịch bản gì sẽ xảy ra. Đó là chiến tranh".
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng nỗ lực mới nhất của Pháp và Đức nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine không chắc thành công, song đáng để thực hiện bởi tình trạng bạo lực đẫm máu vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Ukraine.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov khẳng định cuộc đàm phán kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ trên là "mang tính xây dựng và có ý nghĩa quan trọng."
Ông D.Peskov cho biết: "Theo đề xuất của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, việc soạn thảo nội dung văn kiện chung về khả năng thực thi các thỏa thuận Minsk đang được tiến hành." Ông nêu rõ văn kiện này bao gồm đề xuất của Tổng thống Ukraine, những đề xuất được đưa ra trong ngày 06-02-2015, và đề xuất bổ sung của Tổng thống Nga V. Putin... Sau đó, những nội dung và đề xuất này sẽ được đưa ra để tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột ở Ukraine thông qua.
Ông D.Peskov còn cho biết công việc sẽ tiếp tục, và "sẽ có một cuộc điện đàm theo thể thức 'Normandy' (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) ở cấp cao nhất trong ngày 08-02" khi kết quả ban đầu được công bố.
Những thỏa thuận được ký kết tại Minsk nhằm mục tiêu đưa các lực lượng của chính quyền Kiev và các lực lượng chủ trương độc lập ở miền Đông Ukraine tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, tuy nhiên thỏa thuận trên đã thất bại sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài 5 tháng bị phá vỡ hồi tháng 01-2015.
Cũng trong ngày 07-02, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nga Alexei Pushkov nhận định cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Pháp Ph.Hollande và Thủ tướng A.Merkel đã "tạo ra một cơ hội cho hòa bình"./.
Phát biểu trước báo giới tại thành phố Tulle, miền Trung nước Pháp, đề cập đến cuộc gặp 3 bên với Thủ tướng Đức A. Merkel và Tổng thống Nga V. Putin hôm 06-02-2015 tại Moskva, ông Ph. Hollande nói: "Tôi nghĩ đây là một trong những cơ hội cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra sáng kiến này. Nếu không thể đi đến một thỏa hiệp hay một thỏa thuận hòa bình lâu dài, thì chúng ta biết chắc là kịch bản gì sẽ xảy ra. Đó là chiến tranh".
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nói rằng nỗ lực mới nhất của Pháp và Đức nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine không chắc thành công, song đáng để thực hiện bởi tình trạng bạo lực đẫm máu vẫn đang tiếp tục diễn ra ở Ukraine.
Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc cuộc họp, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov khẳng định cuộc đàm phán kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ trên là "mang tính xây dựng và có ý nghĩa quan trọng."
Ông D.Peskov cho biết: "Theo đề xuất của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, việc soạn thảo nội dung văn kiện chung về khả năng thực thi các thỏa thuận Minsk đang được tiến hành." Ông nêu rõ văn kiện này bao gồm đề xuất của Tổng thống Ukraine, những đề xuất được đưa ra trong ngày 06-02-2015, và đề xuất bổ sung của Tổng thống Nga V. Putin... Sau đó, những nội dung và đề xuất này sẽ được đưa ra để tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột ở Ukraine thông qua.
Ông D.Peskov còn cho biết công việc sẽ tiếp tục, và "sẽ có một cuộc điện đàm theo thể thức 'Normandy' (gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine) ở cấp cao nhất trong ngày 08-02" khi kết quả ban đầu được công bố.
Những thỏa thuận được ký kết tại Minsk nhằm mục tiêu đưa các lực lượng của chính quyền Kiev và các lực lượng chủ trương độc lập ở miền Đông Ukraine tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức, tuy nhiên thỏa thuận trên đã thất bại sau khi lệnh ngừng bắn kéo dài 5 tháng bị phá vỡ hồi tháng 01-2015.
Cũng trong ngày 07-02, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Nga Alexei Pushkov nhận định cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Pháp Ph.Hollande và Thủ tướng A.Merkel đã "tạo ra một cơ hội cho hòa bình"./.
Xuân Quê hương 2015: Họp mặt kiều bào mừng Xuân Ất Mùi  (07/02/2015)
Khởi động lại Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1  (07/02/2015)
Cà Mau cần phát huy mạnh lợi thế về thủy sản để bứt phá  (07/02/2015)
Hà Nội tổ chức lễ gắn biển đường phố mang tên Võ Nguyên Giáp  (07/02/2015)
Mexico khẳng định sẽ tham gia IPU-132 tại Hà Nội vào tháng 3-2015  (07/02/2015)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp sức ngư dân vì biển đảo Tổ quốc  (07/02/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên