Gần 2.000 đại biểu từ 150 quốc gia và tổ chức sẽ dự IPU-132
21:21, ngày 06-02-2015
Ngày 6-2 tại Trụ sở Quốc hội, Ban Tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) gặp mặt các đại sứ, đại biện, trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội để cung cấp thông tin về công tác tổ chức IPU-132 và các hội nghị liên quan.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước về IPU-132 nhấn mạnh từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới vào năm 1979, Quốc hội Việt Nam đã luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại diễn đàn.
Cùng với nghị viện các nước, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng với tư cách là thành viên cũng như đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt trong cơ cấu lãnh đạo của Liên minh Nghị viện thế giới. Khi tham gia nghị viện thế giới, Quốc hội Việt Nam đã tiếp cận được với nhiều nội dung, kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt của các nghị viện thế giới, giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của cử tri.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước về Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 Trần Văn Hằng cho biết, IPU-132 với chủ đề “Các Mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 1-4. Hoạt động này là sự kiện ngoại giao nghị viện lớn với sự tham dự của gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ khoảng 150 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức IPU-132 là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao nghị viện nói riêng và ngoại giao Việt Nam nói chung. Tổ chức IPU-132 sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao song phương và đa phương với nhiều đối tác trên thế giới. Đây còn là dịp để Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước về IPU-132, mong muốn Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 tổ chức tại Việt Nam trong năm 2015 sẽ thu hút được sự tham gia đông đủ của tất cả các nghị viện thành viên của Liên minh nghị viện thế giới và đại diện các tổ chức quốc tế.
Thông báo tiến trình chuẩn bị tổ chức IPU-132, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà, Trưởng Ban thư ký Quốc gia IPU-132, cho biết đến nay các đề án công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện cơ bản đã hoàn thành, làm căn cứ cho việc cung cấp thông tin hoàn chỉnh phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới và đại biểu quốc tế lập kế hoạch tham dự hội nghị.
Trình bày việc thúc đẩy, vận động các nước thành viên Liên minh Nghị viện thế giới cử đoàn cấp cao tham dự IPU-132, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Phó Trưởng ban Tổ chức cấp Nhà nước về Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới khẳng định, IPU-132 là sự kiện quan trọng của các nước thành viên, quan sát viên, tổ chức quốc tế liên quan, trong đó có Liên hợp quốc.
Việt Nam rất coi trọng sự kiện này, đây là bước triển khai quan trọng chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam và thể hiện thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, mong muốn của Việt Nam thúc đẩy hòa bình dân chủ hữu nghị, hợp tác và tăng cường tiếng nói của nghị viện và người dân trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước.
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam mong muốn đón tiếp các đoàn cấp cao nghị viện của các nước tham dự IPU-132; đề nghị các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện của các nước chuyển lời mời của Quốc hội Việt Nam tới Lãnh đạo Quốc hội các nước để sớm khẳng định thông tin về việc cử đoàn tham dự IPU-132.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức IPU-132 đã trả lời những câu hỏi của đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội liên quan đến các hoạt động của IPU-132./.
Cùng với nghị viện các nước, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng với tư cách là thành viên cũng như đảm nhận nhiều vị trí chủ chốt trong cơ cấu lãnh đạo của Liên minh Nghị viện thế giới. Khi tham gia nghị viện thế giới, Quốc hội Việt Nam đã tiếp cận được với nhiều nội dung, kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn tốt của các nghị viện thế giới, giúp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội Việt Nam, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của cử tri.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước về Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 Trần Văn Hằng cho biết, IPU-132 với chủ đề “Các Mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28-3 đến ngày 1-4. Hoạt động này là sự kiện ngoại giao nghị viện lớn với sự tham dự của gần 2.000 đại biểu quốc tế đến từ khoảng 150 quốc gia và tổ chức quốc tế.
Việc Việt Nam đăng cai tổ chức IPU-132 là dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao nghị viện nói riêng và ngoại giao Việt Nam nói chung. Tổ chức IPU-132 sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao song phương và đa phương với nhiều đối tác trên thế giới. Đây còn là dịp để Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội sau 30 năm đổi mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức cấp Nhà nước về IPU-132, mong muốn Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 tổ chức tại Việt Nam trong năm 2015 sẽ thu hút được sự tham gia đông đủ của tất cả các nghị viện thành viên của Liên minh nghị viện thế giới và đại diện các tổ chức quốc tế.
Thông báo tiến trình chuẩn bị tổ chức IPU-132, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Hải Hà, Trưởng Ban thư ký Quốc gia IPU-132, cho biết đến nay các đề án công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện cơ bản đã hoàn thành, làm căn cứ cho việc cung cấp thông tin hoàn chỉnh phục vụ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới và đại biểu quốc tế lập kế hoạch tham dự hội nghị.
Trình bày việc thúc đẩy, vận động các nước thành viên Liên minh Nghị viện thế giới cử đoàn cấp cao tham dự IPU-132, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Phó Trưởng ban Tổ chức cấp Nhà nước về Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới khẳng định, IPU-132 là sự kiện quan trọng của các nước thành viên, quan sát viên, tổ chức quốc tế liên quan, trong đó có Liên hợp quốc.
Việt Nam rất coi trọng sự kiện này, đây là bước triển khai quan trọng chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam và thể hiện thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, mong muốn của Việt Nam thúc đẩy hòa bình dân chủ hữu nghị, hợp tác và tăng cường tiếng nói của nghị viện và người dân trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước.
Quốc hội và Chính phủ Việt Nam mong muốn đón tiếp các đoàn cấp cao nghị viện của các nước tham dự IPU-132; đề nghị các vị đại sứ, đại biện, trưởng đại diện của các nước chuyển lời mời của Quốc hội Việt Nam tới Lãnh đạo Quốc hội các nước để sớm khẳng định thông tin về việc cử đoàn tham dự IPU-132.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức IPU-132 đã trả lời những câu hỏi của đại diện các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội liên quan đến các hoạt động của IPU-132./.
Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á - Thái Bình Dương  (06/02/2015)
Quan hệ Mỹ - Mỹ La-tinh: Bình đẳng mới bền lâu  (05/02/2015)
Trận đầu ra quân đánh thắng của bộ đội Tăng - Thiết giáp  (05/02/2015)
Trận đầu ra quân đánh thắng của bộ đội Tăng - Thiết giáp  (05/02/2015)
Lãnh đạo các tỉnh biên giới Lào thăm, chúc Tết tại tỉnh Nghệ An  (05/02/2015)
Trung Quốc kiên định áp dụng phổ thông đầu phiếu tại Hong Kong  (05/02/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên