Triển vọng quan hệ kinh tế Ấn - Mỹ sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama
01:24, ngày 28-01-2015
Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại là một trong những trọng tâm chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 25 đến ngày 27-01-2015.
Tại cuộc hội đàm trong ngày đầu tiên tới thăm New Delhi, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi đã tập trung bàn nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại, đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 500 tỷ USD từ mức 100 tỷ USD hiện nay.
Tổng thống B. Obama và Thủ tướng N. Modi bày tỏ tin trưởng rằng sự hợp tác liên tục sẽ tăng cơ hội đầu tư, cải thiện quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đồng thời tạo việc làm và sự thịnh vượng cho cả hai nền kinh tế.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác rộng rãi dựa trên sự phát triển thông qua hợp tác thương mại, công nghệ và đầu tư; cam kết thăm dò những lĩnh vực hợp tác trong phát triển kỹ năng. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác để hoàn tất chương trình làm việc hậu hội nghị Bali theo tinh thần của vòng đàm phán thương mại Doha; khẳng định cam kết chung tạo điều kiện thuận lợi để tăng luồng vốn đầu tư hai chiều, tạo môi trường đầu tư mở.
Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của các cuộc thương lượng về thương mại hiện nay, Tổng thống B. Obama và Thủ tướng N. Modi nhất trí sẽ tiến hành các cuộc thảo luận công-tư trong đầu năm nay theo cơ chế của Đối thoại thương mại Mỹ-Ấn thời hạn hai năm, cho đến tháng 3-2016 về những lĩnh vực mà hai bên đã nhất trí hợp tác.
Hai bên thừa nhận tiềm năng hợp tác to lớn về công nghệ trong lĩnh vực đường sắt và hạ tầng đường sắt của Ấn Độ, nhất trí sẽ tạo điều kiện cho Cơ quan phát triển và thương mại Mỹ hợp tác về kỹ thuật với Cục đường sắt Ấn Độ. Hai bên cũng cam kết hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng, an toàn và an ninh hàng không…
Tại Hội nghị Diễn đàn Tổng Giám đốc các công ty Ấn - Mỹ chiều 26-01 ở thủ đô New Delhi, Thủ tướng N. Modi đã tìm cách thu hút các nhà đầu tư Mỹ, với cam kết điều chỉnh cơ chế thuế, loại bỏ các rào cản và tạo môi trường kinh doanh mở, giải quyết vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ông nhấn mạnh: Ấn Độ không chỉ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn "trải thảm đỏ" đón họ.
Tại Hội nghị trên, Tổng thống B. Obama đã công bố khoản đầu tư 4 tỷ USD, do Chính phủ Mỹ hỗ trợ Ấn Độ, theo đó Ngân hàng xuất-nhập khẩu Mỹ sẽ tài trợ 1 tỷ USD cho chương trình xuất khẩu sản phẩm “Make in India” (sản xuất tại Ấn Độ); Công ty đầu tư tư nhân ở nước ngoài của Mỹ sẽ cho các xí nghiệp vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn Ấn Độ vay 1 tỷ USD; Cơ quan phát triển và thương mại Mỹ cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo của Ấn Độ.
Tuy nói rằng vẫn còn quá nhiều rào cản phải vượt qua trong thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư, ông Obama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Ấn - Mỹ và cho rằng hai nước có thể cùng nhau phát triển công nghệ để giúp Ấn Độ tiến lên phía trước. Ông đánh giá cao các sáng kiến cải cách của Thủ tướng Modi nhằm thu hút đầu tư./.
Tổng thống B. Obama và Thủ tướng N. Modi bày tỏ tin trưởng rằng sự hợp tác liên tục sẽ tăng cơ hội đầu tư, cải thiện quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đồng thời tạo việc làm và sự thịnh vượng cho cả hai nền kinh tế.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác rộng rãi dựa trên sự phát triển thông qua hợp tác thương mại, công nghệ và đầu tư; cam kết thăm dò những lĩnh vực hợp tác trong phát triển kỹ năng. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác để hoàn tất chương trình làm việc hậu hội nghị Bali theo tinh thần của vòng đàm phán thương mại Doha; khẳng định cam kết chung tạo điều kiện thuận lợi để tăng luồng vốn đầu tư hai chiều, tạo môi trường đầu tư mở.
Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của các cuộc thương lượng về thương mại hiện nay, Tổng thống B. Obama và Thủ tướng N. Modi nhất trí sẽ tiến hành các cuộc thảo luận công-tư trong đầu năm nay theo cơ chế của Đối thoại thương mại Mỹ-Ấn thời hạn hai năm, cho đến tháng 3-2016 về những lĩnh vực mà hai bên đã nhất trí hợp tác.
Hai bên thừa nhận tiềm năng hợp tác to lớn về công nghệ trong lĩnh vực đường sắt và hạ tầng đường sắt của Ấn Độ, nhất trí sẽ tạo điều kiện cho Cơ quan phát triển và thương mại Mỹ hợp tác về kỹ thuật với Cục đường sắt Ấn Độ. Hai bên cũng cam kết hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng, an toàn và an ninh hàng không…
Tại Hội nghị Diễn đàn Tổng Giám đốc các công ty Ấn - Mỹ chiều 26-01 ở thủ đô New Delhi, Thủ tướng N. Modi đã tìm cách thu hút các nhà đầu tư Mỹ, với cam kết điều chỉnh cơ chế thuế, loại bỏ các rào cản và tạo môi trường kinh doanh mở, giải quyết vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ông nhấn mạnh: Ấn Độ không chỉ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn "trải thảm đỏ" đón họ.
Tại Hội nghị trên, Tổng thống B. Obama đã công bố khoản đầu tư 4 tỷ USD, do Chính phủ Mỹ hỗ trợ Ấn Độ, theo đó Ngân hàng xuất-nhập khẩu Mỹ sẽ tài trợ 1 tỷ USD cho chương trình xuất khẩu sản phẩm “Make in India” (sản xuất tại Ấn Độ); Công ty đầu tư tư nhân ở nước ngoài của Mỹ sẽ cho các xí nghiệp vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn Ấn Độ vay 1 tỷ USD; Cơ quan phát triển và thương mại Mỹ cam kết đầu tư 2 tỷ USD vào lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo của Ấn Độ.
Tuy nói rằng vẫn còn quá nhiều rào cản phải vượt qua trong thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư, ông Obama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Ấn - Mỹ và cho rằng hai nước có thể cùng nhau phát triển công nghệ để giúp Ấn Độ tiến lên phía trước. Ông đánh giá cao các sáng kiến cải cách của Thủ tướng Modi nhằm thu hút đầu tư./.
Phát triển du lịch ở huyện đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc  (27/01/2015)
Phát triển du lịch ở huyện đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc  (27/01/2015)
Phát triển du lịch ở huyện đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc  (27/01/2015)
Văn hóa - nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững đất nước  (27/01/2015)
Văn hóa - nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững đất nước  (27/01/2015)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Đặc phái viên Thủ tướng Anh  (26/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên