Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 2
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm tham dự.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VII) đề ra tại Hội nghị lần thứ 7 đã được triển khai thực hiện đạt kết quả toàn diện.
Cùng với việc triển khai các hoạt động thường xuyên, hệ thống MTTQ Việt Nam đã tập trung thực hiện một số trọng tâm công tác, như: Chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII; triển khai các hoạt động giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng và chính quyền theo các Quy chế 217, 218 của Bộ Chính trị và Hiến pháp mới, tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu công tác Mặt trận trong tình hình mới.
Trong ngày làm việc hôm nay, hội nghị đã nghe và thảo luận Báo cáo tóm tắt kết quả công tác Mặt trận năm 2014; Chương trình phối hợp, thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam năm 2015; Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về các ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân năm 2014; Chương trình làm việc toàn khóa của Ủy ban Trung ương và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII.
Theo Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, năm 2014 hệ thống Mặt trận các cấp tiếp tục thực hiện các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, "Ngày vì người nghèo”, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, MTTQ các tỉnh, thành phố đã có nhiều cách làm sáng tạo. Kết quả được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá tích cực.
Các hoạt động vì người nghèo đã thu được những kết quả đáng kể, góp phần thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững. Tính đến ngày 15-12-2014, Ban vận động "Ngày vì người nghèo” Trung ương đã vận động và hướng dẫn các địa phương vận động ủng hộ "Quỹ vì người nghèo” ở 4 cấp được hơn 877 tỷ đồng; ủng hộ chương trình an sinh xã hội được 2.960 tỷ đồng, xây dựng và sửa chữa được 26.263 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp thể hiện qua việc tham gia, hưởng ứng các phiên chợ hàng Việt, các hội chợ thương mại.
MTTQ Việt Nam đã tích cực tham gia góp ý và xây dựng các đề án và dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đề án và Dự thảo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thi đua, khen thưởng… Tổ chức nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới.
Bên cạnh đó, MTTQ đã tham gia rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Trình bày Báo cáo kiến nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân năm 2014, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình cho biết nhân dân nhiều nơi nhận xét công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là đã điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng lớn.
Về đời sống, nhân dân đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là kiểm soát chặt việc sản xuất, tiêu thụ và sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích cây trồng, chất bảo quản thực phẩm... Đồng thời, khuyến khích toàn xã hội tích cực hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Theo ông Lê Bá Trình, một bộ phận nhân dân khu vực nông nghiệp, nông thôn lo lắng về việc thời gian qua giá vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng cao, trong khi sản phẩm đầu ra thấp dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Vì vậy người dân đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư khoa học - công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ vốn, giống cây, giống con có chất lượng, năng suất phù hợp với điều kiện của từng vùng miền; gắn với chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo cho người nông dân có cuộc sống ổn định, gắn bó với đồng ruộng./.
Hội Nông dân Việt Nam và Đức ký thỏa thuận hợp tác đến năm 2017  (25/01/2015)
TP. Hồ Chí Minh khởi động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức  (25/01/2015)
Mãi mãi niềm tin theo Đảng  (25/01/2015)
Mãi mãi niềm tin theo Đảng  (25/01/2015)
Mãi mãi niềm tin theo Đảng  (25/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển