Các nền kinh tế châu Phi sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay
15:48, ngày 23-01-2015
Theo báo cáo "Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới" năm 2015 của Liên hợp quốc, các nền kinh tế châu Phi sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong năm nay nhờ sự gia tăng trong những năm qua ở lĩnh vực đầu tư cá nhân và tiêu dùng - các yếu tố chủ chốt thúc đẩy GDP.
Mức tăng trưởng 3,5% của năm 2014 được dự báo là sẽ tăng lên thành 4,6% trong năm 2015 và 4,9% trong năm tiếp theo.
Trong số năm tiểu vùng ở châu Phi, dự kiến Đông Phi sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 6,8% trong năm nay và 6,6% trong năm tiếp theo.
Bắc và Nam Phi mức tăng trưởng sẽ tăng lần lượt từ 1,6% và 2,9% trong năm 2014 lên thành 3,9% và 3,6% trong năm nay, còn Trung và Tây Phi sẽ tăng lần lượt từ 4,3% và 5,9% trong năm 2014 lên thành 4,7% và 6,3% trong năm nay.
Phát biểu khi công bố bản báo cáo trên tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia ngày 22-01, quan chức Adam Elhiraika của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên hợp quốc, nhận định rằng giới trung lưu đang gia tăng, sự cải thiện của môi trường kinh doanh và chi phí kinh doanh giảm là những nhân tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của lục địa đen.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng cảnh báo rằng nền kinh tế châu Phi đang đứng trước một số nguy cơ suy giảm như giá dầu và hàng tiêu dùng giảm, dịch Ebola ở Tây Phi, tình trạng yếu kém dai dẳng tại các thị trường đang phát triển, tình hình bất ổn chính trị triền miên ở một số khu vực và khả năng xảy ra thảm họa khí hậu.
Báo cáo cũng nhận định rằng tình hình lạm phát ở châu Phi sẽ tiếp tục ở mức trung bình 6,9% trong năm nay và 6,7% trong năm tới. Lạm phát tại tiểu vùng Trung Phi sẽ ở mức thấp nhất, giảm ở tiểu vùng Nam Phi và Bắc Phi nhưng sẽ tăng nhẹ ở Đông Phi và tăng cao nhất ở Tây Phi.
Báo cáo "Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới" thường được Ban Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, 5 ủy ban khu vực của Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới công bố vào đầu năm./.
Trong số năm tiểu vùng ở châu Phi, dự kiến Đông Phi sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 6,8% trong năm nay và 6,6% trong năm tiếp theo.
Bắc và Nam Phi mức tăng trưởng sẽ tăng lần lượt từ 1,6% và 2,9% trong năm 2014 lên thành 3,9% và 3,6% trong năm nay, còn Trung và Tây Phi sẽ tăng lần lượt từ 4,3% và 5,9% trong năm 2014 lên thành 4,7% và 6,3% trong năm nay.
Phát biểu khi công bố bản báo cáo trên tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia ngày 22-01, quan chức Adam Elhiraika của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên hợp quốc, nhận định rằng giới trung lưu đang gia tăng, sự cải thiện của môi trường kinh doanh và chi phí kinh doanh giảm là những nhân tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của lục địa đen.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cũng cảnh báo rằng nền kinh tế châu Phi đang đứng trước một số nguy cơ suy giảm như giá dầu và hàng tiêu dùng giảm, dịch Ebola ở Tây Phi, tình trạng yếu kém dai dẳng tại các thị trường đang phát triển, tình hình bất ổn chính trị triền miên ở một số khu vực và khả năng xảy ra thảm họa khí hậu.
Báo cáo cũng nhận định rằng tình hình lạm phát ở châu Phi sẽ tiếp tục ở mức trung bình 6,9% trong năm nay và 6,7% trong năm tới. Lạm phát tại tiểu vùng Trung Phi sẽ ở mức thấp nhất, giảm ở tiểu vùng Nam Phi và Bắc Phi nhưng sẽ tăng nhẹ ở Đông Phi và tăng cao nhất ở Tây Phi.
Báo cáo "Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới" thường được Ban Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, 5 ủy ban khu vực của Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch Thế giới công bố vào đầu năm./.
Các nghị sỹ Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực  (23/01/2015)
Cục Dân quân tự vệ: Gặp mặt báo chí năm 2015  (23/01/2015)
Nâng cao ý thức chính trị và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên qua sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng  (23/01/2015)
Nâng cao ý thức chính trị và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên qua sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng  (23/01/2015)
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2015  (23/01/2015)
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2015  (23/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển