Những tín hiệu khả quan cho tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2015
TCCSĐT - Ủy ban kinh tế, xã hội của Liên hợp quốc phụ trách châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) ngày 13-01 đưa ra nhận định rằng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 5,8% trong năm 2015, tăng nhẹ so với mức 5,4% của năm 2014 nhờ lạm phát và giá dầu mỏ giảm.
Theo báo cáo của ESCAP công bố ngày 13-01 cho biết tăng trưởng tại khu vực sẽ được thúc đẩy nhờ sự cải thiện của các nền kinh tế tại Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Papua New Guine, Hàn Quốc và Thái Lan.
Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc Điều hành ESCAP, TS. Shamshad Akhtar, bất kể triển vọng sáng sủa đó, rất nhiều nền kinh tế đang phát triển tại khu vực phải đối mặt với những hạn chế về cấu trúc kinh tế, vốn đang kiềm chế tiềm năng tăng trưởng của họ. TS. Akhtar cho rằng sự thiếu hụt kết cấu hạ tầng cần thiết vẫn là bài toán hóc búa, do đó tăng trưởng kinh tế vẫn không tạo ra động lực tối đa cho tăng trưởng việc làm.
Theo báo cáo của ESCAP, cải cách cấu trúc Indonesia dự kiến sẽ giúp nước này đạt mức tăng trưởng là 5,6% trong năm 2015, tăng so với mức 5,5% và 5,2% của năm 2014.
Còn theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), nhịp độ tăng trưởng của Ấn Độ ước đạt 6,4% trong năm 2015 và sẽ còn cao hơn trong năm 2016. Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đang nhận được sự hậu thuẫn từ các chính sách của Chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi và Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ giúp đỡ nước này phát triển kinh tế.
Sau hai tài khóa chỉ tăng trưởng 5%, nền kinh tế Ấn Độ đã bắt đầu cho thấy các dấu hiệu khởi sắc khi phát triển với nhịp độ lần lượt 5,7% và 5,3% trong quý 2 và quý 3-2014.
Tăng trưởng tại Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 7,0% trong năm 2015. Kinh tế Nhật Bản cũng có thể sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5% trong năm 2015, tăng so với mức 0,5% của năm 2014.
Theo Học viện Phát triển Hành chính Quốc gia Thái Lan, tăng trưởng kinh tế của nước này có thể đạt mức 4,5% trong năm 2015, nhờ việc đẩy mạnh chi tiêu công, sự hồi phục kinh tế của các đối tác thương mại lớn và sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN, dự kiến vào cuối năm nay. Xuất khẩu dự báo cũng tăng khoảng 5% nhờ buôn bán với các nền kinh tế đối tác được cải thiện. Lạm phát của Thái Lan dự báo sẽ ở biên độ 1,5 - 2%, trong khi lãi suất sẽ duy trì ở mức 2%.
Mỹ, đối tác thương mại lớn thứ ba của Thái Lan, đang có dấu hiệu phục hồi kinh tế, trong khi Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, được dự báo đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7,0%.
Đối với Việt Nam, ESCAP dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2015 có thể đạt 6,0%, tăng so với mức 5,8% của năm 2014. ESCAP cho rằng triển vọng kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức khi các khó khăn trong ngành ngân hàng vẫn đang kiềm chế nhu cầu nội địa.
Các khoản cho vay khó đòi có chiều hướng tăng trong nửa đầu năm 2014, trong khi đó tăng trưởng tín dụng của năm 2014 vẫn yếu dù Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách lãi suất thấp. Tuy vậy, ESCAP cho rằng kinh tế Việt Nam cũng có nhiều dấu hiệu tích cực.
Xuất khẩu tiếp tục được duy trì tốt bất chấp những gián đoạn trong sản xuất và du lịch giai đoạn giữa năm 2014 khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang triển khai kế hoạch gia tăng vai trò lớn hơn cho khu vực tư nhân trong nền kinh tế và việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước cũng đang được đẩy mạnh. Điều đó sẽ giúp tăng cường chất lượng đầu tư tại Việt Nam trong những năm tới./.
Chính phủ Việt Nam ủng hộ hợp tác Quốc phòng Việt Nam - Thái Lan  (14/01/2015)
Khởi động chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam  (14/01/2015)
Thêm phụ cấp cho nhà giáo dạy người khuyết tật, nghề đặc thù  (14/01/2015)
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2015  (14/01/2015)
Có tới 50% số trạm y tế cấp xã cần được sửa chữa, nâng cấp  (14/01/2015)
Có tới 50% số trạm y tế cấp xã cần được sửa chữa, nâng cấp  (14/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên