Tăng cường quản lý đất đai - đòn bẩy cho thị trường bất động sản
Đất đai luôn là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm đối với mỗi quốc gia. Tăng cường quản lý đất đai chính là một trong những yếu tố then chốt giúp tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của đất nước và đời sống của nhân dân.
Việc tăng cường quản lý đất đai trong bối cảnh phát triển thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay đang là một trong những giải pháp trọng tâm, nhằm tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về đất đai và phát triển thị trường bất động sản.
Quản lý bằng pháp luật
Theo ông Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay thị trường bất động sản đang có những biểu hiện phục hồi nhưng chưa rõ rệt. Cùng với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, một lượng vốn mới đang được các doanh nghiệp thoái khỏi thị trường bất động sản.
Vì vậy, để thị trường bất động sản có thể phục hồi, cần có một luồng vốn thay thế bên cạnh các luồng vốn truyền thống như: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối, tiền trong dân, tiền trong doanh nghiệp mới tham gia thị trường, tiền từ hệ thống ngân hàng, các luồng tiền phái sinh… Đó chính là luồng vốn nằm tiềm ẩn trong nguồn lực đất đai. Do vậy, rất cần có những thể chế kinh tế cũng như quản lý đất đai phù hợp để kích hoạt được nguồn vốn nội sinh từ đất đai.
Ông Chung cho rằng cùng với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang sửa đổi, một số yếu tố nội sinh sẽ được huy động cho thị trường bất động sản. Cùng với đó, công tác quản lý đất đai đi vào quy củ sẽ hỗ trợ nguồn lực cho thị trường bất động sản.
Đối với Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ tháng 7-2014, ông Chung đánh giá Luật đã thể hiện đầy đủ quan điểm của Hiến pháp năm 2013. Với sự khẳng định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện và thống nhất quản lý, công tác quản lý đất đai tập trung chủ yếu vào việc quản lý quyền sử dụng đất.
Cũng như vậy, việc khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước làm chủ đạo và có thu hồi đất cho phát triển kinh tế - xã hội, việc thu hồi, giao, cho thuê đất được vận hành theo hướng Nhà nước sẽ thu hồi, giao đất cho các chủ thể kinh tế và các chủ thể kinh tế chỉ có quyền sử dụng đất.
Tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản
Ông Trần Kim Chung nhận định, để thị trường bất động sản phát triển, tạo nguồn lực cho phát triển - xã hội cần quy trình hóa công tác quản lý đất đai một cách minh bạch, để không phát sinh những tranh chấp đất đai trong quá trình sử dụng. Đất đai phải được quản lý bởi Nhà nước và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cũng cần có sự nhất thể hóa hệ thống quy hoạch, trong đó có quy hoạch sử dụng đất.
Cơ chế thu hồi, giao đất hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập cần được hoàn thiện. Đặc biệt, vấn đề vốn hóa nguồn lực đất đai là một bước quan trọng trong quá trình quản lý đất đai. Theo đó, từ khi xác lập được quyền sử dụng đất, đất đai phải được định giá, áp giá và đưa vào giao dịch trong xã hội dưới dạng tài sản.
Việc vốn hóa đất đai gắn liền với việc nghiên cứu về các chỉ số liên quan đến giá quyền sử dụng đất, giá bất động sản và thị trường bất động sản.
Đây là một trong những nội dung khó tách bạch giữa công việc chuyên biệt của quản lý đất đai, hay công việc chung của quản lý thị trường bất động sản. Nhưng công việc này cần được triển khai càng sớm càng có lợi ích trong quản lý đất đai nói riêng và quản lý thị trường bất động sản nói chung.
Quản lý đất đai để phát triển thị trường bất động sản là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm từ nhiều bên liên quan. Làm tốt công tác quản lý đất đai sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển không chỉ ở lĩnh vực hành chính, mà còn đóng góp cả vấn đề kinh tế.
Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý.
Các chủ thể chỉ có quyền sử dụng đất trong bối cảnh kinh tế Nhà nước làm chủ đạo và Nhà nước được thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nên cần nghiên cứu, tìm hiểu và rút ra những đặc thù của Việt Nam để có thể quản lý tốt hơn đất đai, phục vụ phát triển thị trường bất động sản./.
Việt Nam và Nhật Bản hợp tác trong xây dựng phát triển đô thị  (03/01/2015)
81 người tử vong vì tai nạn giao thông ba ngày đầu năm 2015  (03/01/2015)
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tới thăm Anh vào tuần sau  (03/01/2015)
Triển vọng của thị trường dầu mỏ thế giới năm 2015 còn mờ mịt  (03/01/2015)
Thủ tướng Modi: Khoa học đưa Ấn Độ lên vị trí hàng đầu thế giới  (03/01/2015)
Máy bay QZ8501 đã hạ cánh xuống biển và bị bão nhấn chìm?  (03/01/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên