Năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD
21:08, ngày 02-01-2015
Phó Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang cho biết: Năm 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản lên 10,2 tỷ USD, tăng trên 21% so với năm 2014, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của vùng trong năm 2015 đạt 11,9 tỷ USD.
Theo đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thực hiện các biện pháp ổn định diện tích sản xuất lúa 4,2 triệu ha (trong đó 80% diện tích trồng giống lúa chất lượng cao) và 800.000 ha thủy sản để phấn đấu đạt sản lượng 25 triệu tấn lúa và 3,7 triệu tấn thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, giá trị hàng xuất khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 11 tỷ USD, tăng 0,7 tỷ USD so với năm 2013, trong đó, tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ dẫn đầu với giá trị hàng xuất khẩu đạt 4,9 tỷ USD.
Đạt được kết quả trên là nhờ các tỉnh trong vùng, thực hiện tốt các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng chế biến hàng cao cấp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng “khó tính”, tăng cường quản trị chất lượng theo chuẩn quốc tế và cung ứng đủ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu 3 mặt hàng then chốt là gạo, thủy sản, may mặc.
Cụ thể, trong năm 2014, các tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và đã mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng gạo, thủy sản tại các nước Anh, Australia, Singapore, Nhật Bản, Mỹ... Nhờ đó giá trị lượng gạo và thủy sản tiêu thụ tại các thị trường nói trên tăng thêm trên 800 triệu USD.
Trong đó, các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ gia tăng chế biến gạo, thủy sản cao cấp với số lượng tăng thêm 41%, thủy sản cao cấp tăng 17% và đã xuất sang các nước có rào cản kỹ thuật khắt khe như Nhật, EU, Mỹ, Singapore... góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng trên trong năm 2014 đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn vùng.
Cùng với đó, các tỉnh tạo điều kiện cho hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quản trị chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế đồng thời đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất, tăng cường hợp tác, cung ứng hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu của vùng.
Đặc biệt, trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, các tỉnh khắc phục tồn tại trong các khâu thiết kế, cung cấp nguyên liệu, gia tăng sử dụng nguyên liệu nội để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nhờ đó đã nâng số lượng và giá trị sản phẩm may xuất khẩu tăng thêm 16% trong năm 2014.
Bên cạnh đó, các tỉnh cũng thực hiện mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao lên 3,3 triệu ha, chiếm 80% tổng diện tích đất trồng lúa và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, góp phần tạo ra trên 8 triệu tấn gạo hàng hóa, cung ứng nguyên liệu dồi dào để các nhà máy chế biến đủ các loại gạo 5%, 10% , 15%, 25%, 100% tấm và gạo cao cấp, cung ứng nhiều hơn theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.
Trong nuôi trồng thủy sản, các tỉnh đã sản xuất được trên 490.000 tấn tôm, 1,1 triệu tấn cá tra. Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ cũng nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp GAP, ASC, SQF, BAP, BRC song song với phổ biến cho các cơ sở kinh doanh và người nuôi nắm vững quy định của pháp luật trong nước và quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm đồng thời gia tăng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt hơn; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh theo hướng bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình áp dụng kỹ thuật nuôi trồng có hại cho môi trường, bơm tạp chất vào sản phẩm xuất khẩu gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, giá trị hàng xuất khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 11 tỷ USD, tăng 0,7 tỷ USD so với năm 2013, trong đó, tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ dẫn đầu với giá trị hàng xuất khẩu đạt 4,9 tỷ USD.
Đạt được kết quả trên là nhờ các tỉnh trong vùng, thực hiện tốt các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng chế biến hàng cao cấp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng “khó tính”, tăng cường quản trị chất lượng theo chuẩn quốc tế và cung ứng đủ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu 3 mặt hàng then chốt là gạo, thủy sản, may mặc.
Cụ thể, trong năm 2014, các tỉnh đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và đã mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng gạo, thủy sản tại các nước Anh, Australia, Singapore, Nhật Bản, Mỹ... Nhờ đó giá trị lượng gạo và thủy sản tiêu thụ tại các thị trường nói trên tăng thêm trên 800 triệu USD.
Trong đó, các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ gia tăng chế biến gạo, thủy sản cao cấp với số lượng tăng thêm 41%, thủy sản cao cấp tăng 17% và đã xuất sang các nước có rào cản kỹ thuật khắt khe như Nhật, EU, Mỹ, Singapore... góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng trên trong năm 2014 đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn vùng.
Cùng với đó, các tỉnh tạo điều kiện cho hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quản trị chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế đồng thời đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất, tăng cường hợp tác, cung ứng hàng xuất khẩu, góp phần gia tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu của vùng.
Đặc biệt, trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, các tỉnh khắc phục tồn tại trong các khâu thiết kế, cung cấp nguyên liệu, gia tăng sử dụng nguyên liệu nội để giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nhờ đó đã nâng số lượng và giá trị sản phẩm may xuất khẩu tăng thêm 16% trong năm 2014.
Bên cạnh đó, các tỉnh cũng thực hiện mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao lên 3,3 triệu ha, chiếm 80% tổng diện tích đất trồng lúa và nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, góp phần tạo ra trên 8 triệu tấn gạo hàng hóa, cung ứng nguyên liệu dồi dào để các nhà máy chế biến đủ các loại gạo 5%, 10% , 15%, 25%, 100% tấm và gạo cao cấp, cung ứng nhiều hơn theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài.
Trong nuôi trồng thủy sản, các tỉnh đã sản xuất được trên 490.000 tấn tôm, 1,1 triệu tấn cá tra. Các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, thành phố Cần Thơ cũng nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp GAP, ASC, SQF, BAP, BRC song song với phổ biến cho các cơ sở kinh doanh và người nuôi nắm vững quy định của pháp luật trong nước và quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm đồng thời gia tăng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt hơn; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh theo hướng bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình áp dụng kỹ thuật nuôi trồng có hại cho môi trường, bơm tạp chất vào sản phẩm xuất khẩu gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế./.
WTO: Nền kinh tế toàn cầu đang liên kết với nhau hơn bao giờ hết  (02/01/2015)
Nga chính thức trở thành Chủ tịch khối các nền kinh tế mới nổi  (02/01/2015)
Đồng euro giảm giá thấp nhất so với đồng USD trong gần 5 năm qua  (02/01/2015)
Công điện của Thủ tướng về thi hành Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi  (01/01/2015)
Người dân châu Á và châu Âu hân hoan đón mừng năm mới 2015  (01/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên