Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị
Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị chưa tương xứng với năng lực, sự phát triển của lực lượng lao động nữ Việt Nam.
Sáng 14-12 tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khu vực đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị”.
Dự hội thảo có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; các đại biểu 13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Bình đẳng giới là một quyền con người cơ bản và là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tiến bộ và phát triển của xã hội. Trong đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được xem là một trong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vực khác nhau... Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những chính sách, nghị quyết nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị chưa tương xứng với năng lực, sự phát triển của lực lượng lao động nữ. Trong khi đó, mục tiêu phấn đấu của Việt Nam là đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Do đó, Hội thảo lần này cũng là dịp để Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận được ý kiến về các nội dung liên quan đối với Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân từ các đại biểu tham dự…
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tin rằng, Hội thảo sẽ là diễn đàn để các đại biểu tham luận, thảo luận sôi nổi và có kết quả về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trí; tình hình phụ nữ tham gia trong các cấp ủy đảng, cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam, những khó khăn, thách thức và nguyên nhân; chia sẻ kinh nghiệm trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp hoặc vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện của địa phương mình nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc tăng cường các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ tham gia lĩnh vực chính trị kịp thời, hiệu quả.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận xung quanh một số nội dung như: Tình hình cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng; Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc bảo đảm bình đẳng giới trong quy trình bầu cử; Công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ nữ; đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị…
Trước đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu./.
Kỷ niệm 60 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc  (14/12/2014)
Giá dầu thô phá “đáy” trong 5 năm sau dự báo của IEA và OPEC  (14/12/2014)
Malaysia sẵn sàng cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26  (14/12/2014)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng Giáng sinh giáo dân ở Thành phố Hồ Chí Minh  (14/12/2014)
Chủ tịch nước tiếp đại biểu Hội nghị bàn tròn Chánh án ASEAN  (14/12/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên