Sự khởi đầu mới trong quan hệ Nga - NATO
TCCSĐT - Kể từ khi Liên Xô tan rã, quan hệ Nga - NATO đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Cuộc chiến tranh Nam Ô-xê-ti-a tháng 8-2008 đã làm căng thẳng quan hệ Nga - NATO lên tới mức có thể tái hồi “chiến tranh lạnh”. Nhưng NATO và Nga rất cần đến nhau và không sớm thì muộn, họ sẽ phải tái lập quan hệ đối tác. Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ngày 1-12-2009 và tiếp đến là Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nga - NATO ngày 4-12-2009 đã tạo ra sự khởi đầu mới trong quan hệ giữa hai bên.
Quan hệ Nga - NATO, cả chính trị và quân sự, bị gián đoạn từ tháng 8-2009. Sau khi kết thúc Cuộc chiến tranh năm ngày ở Nam Ô-xê-ti-a, Tổng thư ký NATO hồi đó là ông Y-an Hốp Xphe-rơ tuyên bố chấm dứt hoạt động Hội đồng Nga - NATO cho tới khi nào Nga rút hết quân ra khỏi lãnh thổ Gru-di-a. Đáp lại, Nga gửi công hàm trả lời các nước NATO là Mát-xcơ-va chấm dứt hợp tác quân sự với Brúc-xen (Bỉ).
Bước sang năm 2009, cùng với quá trình “tái khởi động” quan hệ Mỹ - Nga với quyết định của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma chấm dứt kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Đông Âu, quan hệ Nga - NATO cũng bước đầu được ấm lên qua các chuyến thăm và gặp gỡ ở cấp đại diện của Nga và NATO, cũng như thể hiện ở quyết định của Nga hỗ trợ các hoạt động của NATO trong cuộc chiến chống khủng bố ở Áp-ga-ni-xtan. Đặc biệt, cuối tháng 11-2009, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép cho công bố Dự thảo Hiệp ước An ninh châu Âu và gửi tới các nước thành viên NATO, trong đó đề nghị NATO cùng với Nga và các tổ chức an ninh khác xây dựng một hiệp ước mới nhằm bảo đảm an ninh cho toàn bộ không gian châu Âu.
Từ việc mở lại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO
Ngày 1-12-2009, tại Brúc-xen, hai bên đã mở lại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ở cấp đại sứ nhằm chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Nga - NATO ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao vào ngày 4-12-2009 ở Brúc-xen. Ông Rô-gô-din, đại diện của Nga trong NATO cho biết, những người phản đối sự phát triển quan hệ Nga - NATO tìm mọi cách hạn chế ý nghĩa của cuộc gặp ở cấp bộ trưởng ngoại giao của Nga và các nước NATO. Phía Nga tuyên bố thẳng thắn và công khai rằng, tại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO, các bên cần tuyên bố rõ ràng mục tiêu chính trị của sự hợp tác Nga - NATO nhằm củng cố nền an ninh châu Âu.
Tại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ngày 1-12-2009, đại diện của Nga trong NATO cho biết, Dự thảo Hiệp ước An ninh châu Âu mà Nga vừa công bố đã không nhận được sự phản hồi của một số nước NATO, thậm chí có đại diện một số nước trong NATO cho rằng, Nga đã gửi Dự thảo Hiệp ước An ninh châu Âu “nhầm địa chỉ”. Đại diện của Nga trong NATO cho rằng, sở dĩ có những động thái tiêu cực như vậy trong một số nước NATO là do tác động từ phía Mỹ. Oa-sinh-tơn không chấp nhận Dự thảo Hiệp ước An ninh châu Âu của Nga nhưng không muốn công khai phản đối Mát-xcơ-va, bởi họ đang cùng với Nga hoàn tất giai đoạn cuối các cuộc đàm phán về Hiệp ước START mới, thay thế Hiệp ước START cũ hết hiệu lực vào ngày 5-12-2009. Trong bối cảnh đó, rất có thể ba văn kiện quan trọng sẽ được xem xét tại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO vào ngày 4-12-2009 rơi vào tình trạng bị “treo giò”. Đó là Đề án Nga và NATO cùng phối hợp đánh giá về các mối đe dọa; Chương trình làm việc của Hội đồng Nga - NATO trong năm 2010; và Kế hoạch hoàn thiện hoạt động của Hội đồng Nga - NATO.
Mặc dù còn có hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong NATO, nhưng đại diện chính thức của NATO trong Hội đồng Nga - NATO, ông A-pa-tu-ra, tuyên bố rằng, Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ở cấp bộ trưởng ngoại giao vào ngày 4-12-2009 sẽ xem xét ba văn kiện đó ngay từ đầu và “các bên không nên phức tạp hoá tình hình”. Ông A-pa-tu-ra cho rằng, quan hệ Nga - NATO và ba văn kiện sẽ thảo luận là “chuyện quan trọng”. Một nguồn tin ngoại giao của NATO cho biết, Nga và NATO đã vượt qua tình hình khủng hoảng sau cuộc chiến tranh Nam Ô-xê-ti-a và đã đến lúc hai bên cần thiết lập quan hệ bình thường.
Đến Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ở cấp bộ trưởng ngoại giao
Ngày 4-12-2009, Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ở cấp bộ trưởng ngoại giao khai mạc tại Brúc-xen. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp và Tổng Thư ký NATO An-đre Phốc Ra-xmu-xen tuyên bố, các bên sẽ xem xét các thoả thuận cụ thể nhằm tái khởi động sự hợp tác Nga - NATO trong chiến dịch “Hành động tích cực” (“Active Endeavour”) ở Địa Trung Hải mà Nga đã từng tham gia từ năm 2006; hai bên sẽ nối lại sự hợp tác trong chống cướp biển ở ngoài khơi bờ biển Xô-ma-li; Nga hợp tác với NATO để bảo dưỡng kỹ thuật đối với những vũ khí của Liên Xô trước đây được sử dụng trong quân đội một số nước đã từng là thành viên khối quân sự Hiệp ước Vác-xa-va mà nay là thành viên NATO. Hiện có tới 400 máy bay trực thăng của Liên Xô đang được sử dụng trong các nước NATO và rất cần sự giúp đỡ của Nga trong bảo dưỡng kỹ thuật.
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Nga - NATO, Tổng Thư ký NATO tuyên bố, mục đích của hội nghị lần này là xác định quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ Nga - NATO và sự hợp tác này phải dựa trên cơ sở tin cậy và cùng chia sẻ quan điểm về các mối đe doạ chung. Hội nghị lần này là bước đầu tiên tiến tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược mới Nga - NATO.
Kết thúc Hội nghị, các bên thống nhất thông qua ba văn kiện được đưa ra thảo luận, trong đó có: văn kiện xác định các bên sẽ tăng cường quan hệ hợp tác quân sự Nga - NATO, theo đó, các bên sẽ tiến hành đánh giá chung về các nguy cơ trong thế kỷ 21; Văn kiện về kế hoạch công tác năm 2010 của Hội đồng Nga - NATO, trong đó có hoạt động hợp tác ở Áp-ga-ni-xtan và chống khủng bố; Văn kiện về nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nga - NATO.
Kết thúc Hội nghị Hội đồng Nga - NATO, ông Rô-gô-din tuyên bố, Nga và NATO thống nhất thành lập Nhóm công tác về vấn đề phòng thủ tên lửa và cuộc họp đầu tiên sẽ được tổ chức vào tháng 1-2010. Như vậy, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đã không còn là chuyện riêng của nước Mỹ mà là chuyện chung của các nước châu Âu. Riêng về khả năng Nga tham gia chiến dịch “Nỗ lực tích cực” của NATO ở Địa Trung Hải, ông Rô-gô-din cho biết, Nga sẽ không tham gia hoạt động này trong năm 2010 do khó khăn về kinh tế chứ không xuất phát từ động cơ chính trị.
Như vậy, mặc dù các bên còn có bất đồng xung quang quan hệ với Gru-di-a, nhưng việc ba văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị Hội đồng Nga - NATO ở cấp bộ trưởng ngoại giao lần này đã tạo khung pháp lý cho sự hợp tác đầy đủ giữa Nga và NATO trong thời gian tới. Điều này có thể tạo bầu không khí mới cho các nước châu Âu thảo luận về Dự thảo Hiệp ước An ninh châu Âu được xây dựng trên cơ sở sáng kiến của Tổng thống Đ.Mét-vê-đép và được Nga công bố vào cuối tháng 11-2009./.
Về chiến lược rút khỏi Áp-ga-ni-xtan của Tổng thống Mỹ  (07/12/2009)
Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2009  (07/12/2009)
OAPEC lo ngại tình trạng cắt giảm đầu tư  (07/12/2009)
Cơ chế chống tham nhũng tại các nước đối thoại châu Á - Trung Đông  (07/12/2009)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay