Đối ngoại quốc phòng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, công tác đối ngoại quốc phòng không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Quán triệt sâu sắc đường lối, nguyên tắc, quan điểm, phương châm chỉ đạo, chính sách đối ngoại và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Quân đội đã tiếp tục triển khai đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công tác đối ngoại quốc phòng; tăng cường hội nhập quốc tế về quốc phòng, qua đó đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Nổi bật là, thông qua đối ngoại quốc phòng, Quân đội đã chủ động thúc đẩy quan hệ, hợp tác với các quốc gia láng giềng có biên giới liền kề với sự tham gia của nhiều thành phần, lực lượng, từ cấp Bộ Quốc phòng đến quân khu, quân chủng, binh chủng, Bộ đội Biên phòng trên các khu vực biên giới… đã tạo ra vành đai an ninh trên những tuyến biên giới đất liền của Tổ quốc, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Thông qua đối ngoại quốc phòng, hiện nay, Quân đội đã mở rộng quan hệ quốc phòng với 80 nước và tổ chức quốc tế; trong đó có Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu và tất cả các cường quốc. Quân đội đã lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại 29 nước, kiêm nhiệm tại 7 nước và đã có 45 nước lập cơ quan tùy viên quốc phòng tại Việt Nam.
Từ năm 2006, Quân đội đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN một cách chủ động, tích cực, có trách nhiệm, góp phần củng cố vững chắc vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Năm 2010, Quân đội đã đóng góp quan trọng trong việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần đầu tiên, mở ra cơ chế hợp tác mới về quốc phòng giữa ASEAN với các nước đối tác, đối thoại.
Đặc biệt, Việt Nam đã cử lực lượng quân đội tham gia diễn tập về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y tại Bru-nây (năm 2013); chủ trì tổ chức Diễn tập thực binh ASEAN về ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo (năm 2013); tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vào năm 2014...
Tại các diễn đàn khu vực, Quân đội đã tăng cường trao đổi và bày tỏ quan điểm, lập trường để tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của quân đội các nước đối với vấn đề chủ quyền cũng như những lợi ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc ta; trong đó, có vấn đề biển Đông, thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và Tuyên bố cách ứng xử trên biển Đông.
Một điểm nổi bật nữa trong công tác đối ngoại quốc phòng phải kể đến các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã chủ động tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác, kết nghĩa và giúp đỡ lẫn nhau với các địa phương, đơn vị nước bạn; phối hợp, hợp tác với lực lượng bảo vệ biên giới các nước liền kề trong tuần tra, kiểm soát đường biên mốc giới. Các quân khu giáp biên đã chủ động tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác, kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau với các địa phương, đơn vị của nước bạn, cùng nhau xây dựng và bảo vệ khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển...
Từ những biểu hiện sinh động về trách nhiệm của Việt Nam đối với việc xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, giúp cho hình ảnh, vị thế đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng được khẳng định trong ASEAN và trên trường quốc tế.
Cũng thông qua công tác đối ngoại quốc phòng, Việt Nam đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, các tri thức quân sự hiện đại… để không ngừng tăng cường thực lực của nền quốc phòng toàn dân; nâng cao sức mạnh phòng thủ và tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước đồng thời, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại; từng bước tự chủ về khoa học, kỹ thuật quân sự, bảo đảm các loại vũ khí, khí tài ngày càng hiện đại, phù hợp với điều kiện và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Có thể nói, công tác đối ngoại quốc phòng luôn là một bộ phận quan trọng, sát cánh cùng với đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần tích cực giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Chủ tịch Quốc hội giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Công Thương  (18/11/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Nga và Belarus  (18/11/2014)
Quảng Nam: Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về mua, đọc và khai thác thông tin trên báo và tạp chí của Đảng  (18/11/2014)
Những định kiến tộc người cản trở sự phát triển  (18/11/2014)
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tại Hà Nội  (17/11/2014)
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác nhiều mặt Nhật Bản - Việt Nam  (17/11/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên