Làm rõ chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 05-11, các đại biểu Quốc hội đã làm việc ở Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội được ban hành năm 1997, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được ban hành năm 2003.
Hai đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số lần, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII và XIII; cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 và nhiệm kỳ 2011 - 2016, góp phần xây dựng tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu qua các nhiệm kỳ cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn; chất lượng đại biểu ngày càng được nâng lên; số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách được tăng cường; cơ cấu, số lượng, thành phần đại biểu trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp bảo đảm hợp lý.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong những nhiệm kỳ tới thì cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi Luật Bầu cử.
Với 11 chương, 98 điều, dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân kế thừa và phát triển trên cơ sở cơ cấu, bố cục lại các quy định trong hai luật về bầu cử hiện hành.
Những quy định của dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Hiến pháp mới, đồng thời nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến quy trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hóa một số nội dung trong hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2011.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật, cũng như phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật. Dự thảo Luật cơ bản đã bám sát các quy định của Hiến pháp để cụ thể hóa các quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, các quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia.
Buổi chiều , các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Theo Tờ trình, dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) vẫn giữ đoạn Mở đầu của Luật hiện hành nhưng có sửa đổi, bổ sung nhằm khẳng định truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và thể hiện rõ vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức kết nối giữa nhân dân với Đảng, với Nhà nước.
Cho ý kiến về nội dung này, các đại biểu Phùng Khắc Đăng (Sơn La), Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) và một số ý kiến khác đề nghị cân nhắc không nên có đoạn Mở đầu để bảo đảm thống nhất về hình thức, kỹ thuật trình bày văn bản luật.
Thẩm tra dự thảo luật, Ủy ban Pháp luật cũng thể hiện quan điểm không nên có đoạn Mở đầu; trường hợp cần nhấn mạnh vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì nên được thể hiện thành các nội dung điều khoản trong Luật.
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm tới hai nội dung về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương V) và hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương VI). Đối với hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, so với Luật hiện hành, Chương V của dự thảo Luật quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã mở rộng hơn phạm vi giám sát, đối tượng giám sát nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp.
Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng mặc dù khoản 1 Điều 26 của dự thảo Luật khẳng định “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính nhân dân, hỗ trợ, bổ sung cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước,...” nhưng đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Điều 27 và Điều 28) không có nhiều điểm khác so với giám sát của cơ quan dân cử và cũng chưa thể hiện sự “hỗ trợ, bổ sung cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước”.
Một số ý kiến đề nghị dự thảo luật cần phân định rõ giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với giám sát của cơ quan dân cử mang tính quyền lực Nhà nước để từ đó xác định đúng tính chất, quy mô giám sát, giá trị pháp lý của kết luận giám sát do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện; mối quan hệ giữa giám sát của Mặt trận với các hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.
Nghiên cứu các hình thức giám sát cho phù hợp, đa dạng, phong phú hơn nhằm bảo đảm việc giám sát mang lại hiệu quả thiết thực, tránh tạo nên sự nặng nề, trùng lắp tầng nấc giám sát. Việc quy định “Các hình thức giám sát khác phù hợp với quy định của pháp luật” (khoản 5 Điều 28) là chưa rõ ràng, vì Luật này quy định về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên cần phải quy định cụ thể các hình thức giám sát…
Về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Chương VI), các ý kiến cho rằng việc thể chế hoá chủ trương của Đảng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Luật là cần thiết. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Hiến pháp đều ghi nhận nhiệm vụ phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nhấn mạnh phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc nhất thiết phải mang tính nhân dân, đại biểu Bùi Nguyên Súy đề nghị dự thảo Luật phải đưa ra mục đích, nội dung và đối tượng phản biện trong thiết kế Chương VI.
Cũng trong buổi chiều, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ Dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân./.
Cần tính toán kỹ để xây dựng sân bay Long Thành hiệu quả  (05/11/2014)
Tổ chức trọng thể lễ tang nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn  (05/11/2014)
Phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đúng hướng, trúng đích  (05/11/2014)
Lộ trình tăng thuế cần gắn chặt với giải pháp chống buôn lậu  (05/11/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên