Khai mạc Hội nghị quan chức cấp cao APEC tại Trung Quốc
Ngày 05-11, Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), mở đầu cho chuỗi sự kiện trong Tuần Hội nghị cấp cao APEC diễn ra từ ngày 05 đến ngày 11-11.
Hội nghị SOM, diễn ra trong 2 ngày, được chủ trì bởi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông, Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao APEC năm 2014.
Mục đích của hội nghị là nhằm chuẩn bị cho các sự kiện sắp tới của APEC, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng APEC, Hội nghị thượng đỉnh các Tổng Giám đốc (APEC CEO), Đối thoại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC với các nhà lãnh đạo và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 22 (AELM), diễn ra trong hai ngày 10 và ngày 11-11 tới.
Theo kế hoạch, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì Hội nghị AELM, có sự tham dự của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ngoài ra, nước chủ nhà Trung Quốc cũng tổ chức một cuộc đối thoại về tăng cường kết nối vào ngày 08-11.
Tại hội nghị, với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á - Thái Bình Dương: sáng tạo, kết nối, hội nhập, phồn vinh” 21 nền kinh tế thành viên sẽ tập trung thảo luận 3 vấn đề gồm kết nối nội khối; hình thành khu thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và các nội dung hợp tác kinh tế - thương mại mới. Đồng thời, cùng nhìn lại những thành tựu đạt được sau 25 năm hợp tác và định hướng APEC trong thời gian tới.
Dự kiến, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 22 sẽ thông qua 15 văn kiện, trong đó có Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo cấp cao và Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng.
Tham dự Tuần Hội nghị cấp cao APEC, ngoài các nguyên thủ và quan chức cấp cao của 21 nền kinh tế thành viên, còn có hơn 1.500 doanh nhân đến từ 500 doanh nghiệp nước ngoài thuộc 20 nền kinh tế thành viên, 16 quốc gia và khu vực khác và 500 doanh nghiệp Trung Quốc; trong đó, có sự góp mặt của 130 doanh nghiệp thuộc top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp đi đầu trong mọi ngành nghề, hoạt động trong 20 lĩnh vực như chế tạo, tài chính, dịch vụ thương mại, khai khoáng và công nghệ thông tin.
APEC được thành lập năm 1989 với mục đích chính tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực, bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.
Hội nghị cấp cao năm nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi nó đánh dấu mốc hợp tác của APEC sau 25 năm. Mục tiêu tự do hóa, thuận tiện hóa thương mại - đầu tư và hợp tác kinh tế kỹ thuật được cụ thể hóa trong Tuyên bố Bogo giúp thúc đẩy kinh tế khu vực tăng trưởng nhanh chóng, hiện khu vực này chiếm tới 57% tổng lượng kinh tế và 46% tổng lượng thương mại toàn cầu.
Đáng chú ý là mức thuế quan bình quân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 12 điểm phần trăm, tổng kim ngạch thương mại tăng gấp 8 lần, mỗi năm có gần 200 dự án hợp tác thực chất thuộc 30 lĩnh vực được triển khai. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của APEC đã tăng mạnh từ 2,5 tỷ USD năm 1994, lên 10,6 tỷ USD năm 2011./.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng dần từ nay đến 2016  (05/11/2014)
Đại biểu Quốc hội tán thành phê chuẩn hai Công ước của Liên hợp quốc  (05/11/2014)
Thủ tướng gặp mặt các điển hình tiên tiến vùng Tây Bắc  (05/11/2014)
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam  (05/11/2014)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam