Công điện tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
21:32, ngày 29-10-2014
Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
Thời gian qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên nhiều địa bàn, với thủ đoạn tinh vi và gắn liền với tham nhũng.
Để đấu tranh có hiệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển… nhất là các địa bàn trọng điểm tại các địa phương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, An Giang… để kịp thời phát hiện, đánh đúng, đánh trúng, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm… chú ý các mặt hàng ma túy, vũ khí, pháo nổ, văn hóa phẩm độc hại, tài liệu có nội dung xấu, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, động vật hoang dã và các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra trên tuyến, địa bàn, đơn vị, lĩnh vực phụ trách.
2. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp kiểm tra, kiểm dịch nhanh các loại hoa quả, đồ uống, thực phẩm, gia súc, gia cầm… đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan có kế hoạch cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, các đoàn thể phối hợp với Văn phòng Thường trực 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 địa phương, các lực lượng chức năng để phản ánh kịp thời tình hình và kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, công khai kịp thời các vụ việc nghiêm trọng, nổi cộm; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động người dân không tham gia và tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
5. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan thành lập các tổ công tác kiểm tra đột xuất tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích; phê bình, kỷ luật cá nhân, tập thể thiếu trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
6. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung Công điện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả./.
Thời gian qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có một số chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên nhiều địa bàn, với thủ đoạn tinh vi và gắn liền với tham nhũng.
Để đấu tranh có hiệu quả, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển… nhất là các địa bàn trọng điểm tại các địa phương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, An Giang… để kịp thời phát hiện, đánh đúng, đánh trúng, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm… chú ý các mặt hàng ma túy, vũ khí, pháo nổ, văn hóa phẩm độc hại, tài liệu có nội dung xấu, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia, động vật hoang dã và các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra trên tuyến, địa bàn, đơn vị, lĩnh vực phụ trách.
2. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp kiểm tra, kiểm dịch nhanh các loại hoa quả, đồ uống, thực phẩm, gia súc, gia cầm… đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan có kế hoạch cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí, các đoàn thể phối hợp với Văn phòng Thường trực 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 địa phương, các lực lượng chức năng để phản ánh kịp thời tình hình và kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, công khai kịp thời các vụ việc nghiêm trọng, nổi cộm; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động người dân không tham gia và tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
5. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan thành lập các tổ công tác kiểm tra đột xuất tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm; thường xuyên cập nhật thông tin, nắm chắc tình hình báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đề xuất khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích; phê bình, kỷ luật cá nhân, tập thể thiếu trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
6. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung Công điện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả./.
Kim ngạch thương mại Malaysia - Việt Nam dự kiến đạt hơn 10 tỷ USD  (29/10/2014)
Bế mạc Kỳ thi Tay nghề ASEAN lần thứ 10  (29/10/2014)
Lễ kỷ niệm 60 năm đón tiếp đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc  (29/10/2014)
Giảm thủ tục hành chính, phiền hà cho dân khi cấp Thẻ căn cước công dân  (29/10/2014)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai  (28/10/2014)
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai  (28/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên