Chính phủ mới của Indonesia đã chính thức ra mắt
Với nguyên tắc thành lập một chính phủ trong sạch, có năng lực, đáp ứng đường lối chiến lược đưa quốc đảo Indonesia vươn lên trở thành một cường quốc biển, có vai trò trong khu vực và trên các diến đàn quốc tế, Tổng thống Joko Widodo đã tiến hành những cải tổ về mặt cơ cấu cũng như thành phần nội các so với chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống vừa mãn nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.
Chính phủ mới của Indonesia vẫn giữ nguyên tổng số 34 bộ trưởng, song nâng số bộ trưởng điều phối từ 3 lên 4 với việc thành lập thêm Bộ Hàng hải; tuổi bình quân của nội các trẻ hơn, ở mức trung bình dưới 60 tuổi, trong đó có 20 bộ trưởng dưới 45 tuổi, 3 bộ trưởng từ 46-55 tuổi và 11 bộ trưởng trên 56 tuổi.
Số bộ trưởng nữ tăng từ 3 lên 8 người, trong đó có bà Retno Lestari Priansari Marsudi, nguyên Đại sứ Indonesia tại Hà Lan giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao đồng thời là nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên trong lịch sử đất nước, và bà Puan Maharani, con gái cựu Tổng thống Soekarnoputri Megawati giữ chức Bộ trưởng Điều phối (tương đương Phó Thủ tướng) Bộ Văn hóa và Phát triển con người.
Số bộ trưởng là các nhà chuyên môn tăng từ 19 lên 20 người, và 14 ghế còn lại đuợc phân bổ cho 5 đảng trong liên minh cầm quyền, bao gồm đảng Dân chủ Indonesia-Đấu tranh (PDI-P) 4 ghế, đảng Công lý Thịnh vượng (PKB) 3 ghế, đảng Dân chủ Tự do (Nasdem) 3 ghế, đảng Lương tri Nhân dân (Hanura) 2 ghế và đảng Phát triển Thống nhất (PPP) 1 ghế.
Trong nội các mới chỉ có hai người là thành viên của nội các tiền nhiệm là ông Lukman Hakim Saifuddin (Chủ tịch đảng PPP) vẫn giữ chức Bộ trưởng Tôn giáo, và Thứ trưởng Tài chính Bambang Broidjonegoro nay giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Đáng chú ý, hai ghế quan trọng được thay đổi vào phút chót so với dự kiến sửa đổi đã được Tổng thống Joko Widodo trao cho Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (KPK) xác minh là Bộ trưởng Điều phối Bộ Chính trị, Pháp lý và An ninh Tedjo Edhy Purdijatno, cựu Tư lệnh Hải quân giai đoạn 2008-2009, và Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu, cựu Tư lệnh Lục quân giai đoạn 2002-2004.
Phát biểu tại lễ nhậm chức của các bộ trưởng, Tổng thống Joko Widodo đã gọi chính phủ mới là “Chinh phủ làm việc,” và nhấn mạnh rằng nội các mới được lựa chọn trên cơ sở trình độ và năng lực, khả năng quản lý và lãnh đạo, phẩm chất đạo đức và trong sạch.
Phản ứng của dư luận tại Indonesia tuy có khác nhau, song nhìn chung khá tích cực về chính phủ mới và cho rằng nội các mới của Tổng thống Joko Widodo có 100 ngày để chứng tỏ khả năng quản lý điều hành đất nước vượt qua những thách thức khó khăn hết sức to lớn trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và phát triển, nhất là trong bối cảnh liên minh 5 đảng cầm quyền do PDI-P đứng đầu là thiểu số trong Quốc hội và tất cả các vị trí lãnh đạo cao nhất trong các cơ quan lập pháp đều do phe đối lập nắm giữ./.
Xác định được 6 đảng lớn đủ điều kiện vào Quốc hội Ukraine  (27/10/2014)
Tập huấn về công tác thông tin đối ngoại khu vực miền Trung Tây Nguyên  (27/10/2014)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 20 đến ngày 26-10-2014  (27/10/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường thăm chính thức Ấn Độ  (27/10/2014)
Báo Ấn Độ đưa tin về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  (27/10/2014)
Tổng thống Tanzania đến Hà Nội thăm cấp Nhà nước Việt Nam  (27/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên