Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 25-10, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về kết quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Báo cáo về công tác thi hành án.
Theo Báo cáo của Chính phủ, năm 2014, trong bối cảnh có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, nhất là lực lượng công an, hoạt động của các loại tội phạm đã được kiềm chế.
Số vụ án khởi tố mới là hơn 77.910 vụ với gần 121.040 bị can, tăng 2% về số vụ, nhưng giảm gần 2,2% về số bị can so với năm 2013. Cơ quan điều tra cả nước đã khởi tố điều tra hơn 25.930 vụ với hơn 55.940 bị can liên quan đến tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, giảm gần 1,6% về số vụ.
Một số tội phạm nghiêm trọng như giết người, chống người thi hành công vụ giảm. Tuy nhiên, hoạt động của các băng, nhóm tội phạm còn tiềm ẩn phức tạp tại các thành phố và các khu vực giáp ranh, chủ yếu dưới dạng bảo kê, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá…
Lực lượng công an đã phát hiện, triệt phá hơn 4.900 băng, nhóm tội phạm, trong đó có hơn 160 băng, nhóm tội phạm nguy hiểm. Thủ đoạn hoạt động của các băng, nhóm tội phạm ngày càng tinh vi, núp dưới vỏ bọc doanh nghiệp, đối tượng cầm đầu không trực tiếp gây án nên việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn. Tội phạm sử dụng súng, vật liệu nổ vẫn diễn ra nghiêm trọng. Tội phạm mua, bán người phát hiện 220 vụ (tăng 10% so với năm 2013); tội phạm đánh bạc xảy ra khá phổ biến. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phát hiện, khởi tố điều tra gần 1.320 vụ (tăng 1,62%). Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính diễn biến phức tạp, phát hiện nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, tác động xấu đến quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng, tài chính.
Tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả diễn ra phổ biến, nhất là các tuyến biên giới. Toàn quốc phát hiện, khởi tố điều tra hơn 300 vụ tội phạm về tham nhũng. Ngoài những vụ tham nhũng lớn, có tổ chức được phát hiện thì tình trạng sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực hành chính, dịch vụ công diễn ra khá phổ biến, song khó phát hiện, do người dân ngại tố cáo, tố giác và thiếu chứng cứ để xử lý. Tội phạm ma túy, môi trường tiếp tục xảy ra gây nhức nhối trong nhân dân…
Thẩm tra các nội dung này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, Báo cáo của Chính phủ vẫn chưa ánh được toàn diện tình hình vi phạm pháp luật và việc xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên toàn quốc.
Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chưa phân tích rõ nguyên nhân những tồn tại, hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao chưa đánh giá một số nội dung như tỷ lệ tăng số vụ án xét xử có tranh tụng tại phiên tòa, chất lượng tranh tụng, việc áp dụng hình phạt đối với những người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản; về tình hình hoạt động và chất lượng của đội ngũ hội thẩm nhân dân…
Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng công tác phát hiện, điều tra khám phá tội phạm vẫn còn hạn chế. Tỷ lệ khám phá tội phạm trộm cắp tài sản, còn nhiều ổ nhóm trộm cắp chuyên nghiệp gây án ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Việc chấp hành pháp luật trong xác minh, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, điều tra, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn còn nhiều vi phạm.
Số vụ Viện Kiểm sát hủy các quyết định tố tụng tăng, số vụ phải tạm đình chỉ tăng… Đáng chú ý còn để xảy ra một số vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết người, gây bức xúc trong dư luận; chậm phát hiện, xử lý băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen có tính chuyên nghiệp, trong đó có cả những trường hợp tội phạm núp bóng doanh nghiệp.
Chiều ngày 25-10, tiếp tục phiên thảo luận về kết quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Báo cáo về công tác thi hành án, các đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều ý kiến đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân để nâng cao hiệu quả phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Những ý kiến phát biểu tại buổi thảo luận tán thành với những nội dung trong báo cáo về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, báo cáo công tác của các ngành Kiểm sát và Tòa án về diễn biến, tình hình tội phạm và những vấn đề cần đặt ra trong công tác phòng, chống tội phạm thời gian tới.
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có nhiều biện pháp xử lý nghiêm các hoạt động vi phạm pháp luật và tội phạm; hạn chế những nguyên nhân chủ quan làm phát sinh tội phạm như tham nhũng, hối lộ, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức.
Đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) bày tỏ bức xúc trước thực trạng thời gian qua có tình trạng đội ngũ công chức, cán bộ nhà nước đánh nhau vì say rượu, thậm chí vì những cái nhìn không vừa mắt làm cho người dân bức xúc. Có nhiều biểu hiện cán bộ, công chức làm sai nhưng không được xử lý nghiêm minh và chưa được đề cập sâu trong các báo cáo. Đại biểu đề nghị Quốc hội xây dựng Luật Giám sát Hội đồng nhân dân để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác, lối sống; Chính phủ cần tăng cường thực thi các biện pháp rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các sai phạm.
Trong công tác truy tố, xét xử, một số ý kiến tại buổi thảo luận cho rằng, thời gian qua, số vụ tội phạm tham nhũng bị trả hồ sơ tăng lên, hoạt động tranh tụng tại một số cấp xét xử còn hình thức, hạn chế.
Số bản án bị kháng cáo, kháng nghị tăng; số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn đọng lớn, một số vụ án nghiêm trọng từ nhiều năm vẫn chưa được giải quyết triệt để… chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Các đại biểu cũng đề cập tình trạng quá tải trong các trại tạm giam, trại giam.
Đại biểu Vũ Chí Thực (Quảng Ninh) nhấn mạnh, có nơi, có thời điểm còn tình trạng bỏ lọt tội phạm, để xảy ra oan sai trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; tội phạm nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra.
Lý giải nguyên nhân gia tăng tội phạm, đại biểu Vũ Chí Thực cho rằng, xu hướng phát triển của xã hội, khủng hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng đến một bộ phận người dân... dễ dẫn đến hoạt động phạm pháp.
Đáng chú ý, công tác quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở chưa khắc phục kịp thời là kẽ hở để tội phạm lợi dụng, hoạt động. Bên cạnh đó, ý thức cảnh giác và tố giác tội phạm của người dân chưa cao cũng góp phần tạo điều kiện nảy sinh tội phạm.
Kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đại biểu Vũ Chí Thực đề nghị Quốc hội cần ban hành các văn bản tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách đủ sức tấn công tội phạm; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo hơn nữa đến đời sống nhân dân; bịt kín các sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, hạn chế nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Các đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng); Ngô Văn Hùng (Lào Cai); Phạm Trường Dân (Quảng Nam) đề nghị Quốc hội và Chính phủ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân.
Đại biểu Phạm Trường Dân đặt vấn đề: thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn là khâu yếu, hiệu quả chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân, nhất là việc sử dụng các công cụ như kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, mặc dù phát hiện nhiều vi phạm nhưng việc kiến nghị, xử lý thiếu kiên quyết, cần điều chỉnh lại.
Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn trước thực trạng tội phạm có nguyên nhân xã hội, tội phạm thanh niên, thiếu niên, vị thành niên trong gia đình và nhà trường tăng cao… kỷ cương pháp luật không nghiêm, đạo đức xuống cấp nhiều năm qua nhưng chậm được khắc phục.
Cuối giờ chiều ngày 25-10, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về tình hình Biển Đông./.
Thông cáo số 5 Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII  (25/10/2014)
Lễ phát động hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vào năm 2030  (25/10/2014)
Lễ phát động hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vào năm 2030  (25/10/2014)
Điện mừng nhân dịp kỷ niệm lần thứ 59 Quốc khánh Cộng hòa Áo  (25/10/2014)
Liên hợp quốc triển khai sáng kiến mới chống lãng phí lương thực  (25/10/2014)
Liên hợp quốc triển khai sáng kiến mới chống lãng phí lương thực  (25/10/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên