Bảo đảm an ninh hậu cần cho IPU 132 tại Việt Nam
Việc phân công nhiệm vụ đối với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Chiều 22-10 tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp Nhà nước về IPU 132 chủ trì cuộc họp bàn về công tác bảo đảm an ninh và hậu cần phục vụ hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) 132. Cùng dự cuộc họp có lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Báo cáo của Tiểu ban An ninh - Y tế, Ban Tổ chức IPU 132 tại cuộc họp cho biết: Tiểu ban đã xây dựng dự thảo và trình Ban Tổ chức ban hành Đề án về công tác bảo đảm an ninh, hậu cần phục vụ IPU 132 với mục đích, yêu cầu nội dung phù hợp với “Thoả thuận giữa Quốc hội Việt Nam với IPU về việc tổ chức IPU 132 và các hội nghị liên quan”. Việc phân công nhiệm vụ đối với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thượng tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, đến nay Bộ đã xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc với nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và Nghị viện Quốc hội các nước, bảo đảm an ninh, trật tự tại các điểm diễn ra hoạt động của Đại hội đồng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Tiểu ban chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm bảo đảm công tác an ninh, an toàn, y tế cho các đại biểu tham dự cũng như tại các địa điểm diễn ra những hoạt động của hội nghị, với phương châm tổ chức trọng thị, chu đáo, an toàn tiết kiệm và hiệu quả.
Các Tiểu ban, các bộ, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm đáp ứng yêu cầu cao nhất cho Đại hội đồng IPU-132, trong đó có nhiều lĩnh vực như: Cấp thị thực cho các đại biểu, an ninh, an toàn giao thông tại các tuyến đường di chuyển, sân bay và các điểm xuất nhập cảnh.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc bảo đảm an toàn, an ninh và thành công của hội nghị sẽ góp phần khẳng định, nâng cao vị thế của Quốc hội Việt Nam, thể hiện tinh thần chủ động của một thành viên tích cực Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đồng thời giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước, con người, văn hóa và lịch sử của Việt Nam.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và thành phố Hà Nội tiếp tục hoàn thiện các đề án, có phương án cụ thể, chuẩn bị phương án diễn tập thực địa, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm bảo đảm sự thành công của hội nghị Đại hội đồng Liên minh Nghị viện IPU 132./.
ASEAN và Thái Lan tăng cường hợp tác vì lợi ích chung  (22/10/2014)
Tổng thống Cộng hòa Tanzania sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (22/10/2014)
Thành lập 4 đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch Ebola  (22/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên