Thị trường năng lượng tiếp tục mất giá
Thị trường năng lượng khởi động tuần (ngày 06-10) trong không khí khá tích cực, khi giá dầu ngọt nhẹ và dầu Brent đồng loạt thoát khỏi các mức thấp nhất trong nhiều tháng qua để đi lên nhờ sự suy yếu của đồng USD.
Tuy nhiên, “vàng đen” lại quay đầu giảm giá trong ba phiên giao dịch liên tiếp sau đó, do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo xu hướng đình trệ tại các nền kinh tế phát triển.
Cụ thể, thể chế tài chính này cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% năm 2014 và 3,8% năm 2015, thấp hơn so với các mức dự báo tương ứng 3,4% và 4% đưa ra hồi tháng Bảy.
Đáng chú ý là trong phiên giao dịch ngày 08-10, giá dầu tại thị trường New York đã rơi xuống mức thấp nhất trong 18 tháng, sau khi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho hay dự trữ dầu thô tại nước này đã tăng khoảng 5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 03-10, cao hơn rất nhiều so với dự báo tăng 1,9 triệu thùng của các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones Newswires.
Thậm chí, giá hai loại dầu chủ chốt này còn tiếp tục “tụt” xuống các mức thấp nhất hai năm trong phiên giao dịch ngày 09-10, giữa bối cảnh bức tranh kinh tế ảm đạm của Eurozone làm gia tăng lo ngại của giới đầu tư về tốc độ tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu dầu mỏ.
Cũng trong báo cáo mới nhất, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone trong năm nay từ mức 1,1% xuống 0,8%, đồng thời lưu ý rằng khu vực đồng tiền chung gồm 18 nước thành viên này sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng kinh tế trì trệ và lạm phát thấp ở mức đáng báo động trong một thời gian dài nữa.
Bức tranh kinh tế châu Âu còn trở nên ảm đạm hơn khi xuất hiện thêm một loạt các số liệu đáng thất vọng từ Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất khu vực này.
Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 10-10, giá dầu bật tăng trở lại sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm, một phần nhờ hoạt động săn lùng hàng hóa giá hời của giới đầu tư diễn ra sôi động.
Trước đó, giá dầu ngọt nhẹ có lúc đã giảm xuống mức 83,59 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 03-7-2012, còn giá dầu Brent cũng lùi về mức 88,11 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 01-12-2010.
Kết thúc phiên giao dịch 10-10, tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11-2014 tăng 5 xu, lên 85,52 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tiến 16 xu, đóng cửa ở mức 90,2 USD/thùng.
Song nhìn chung cả tuần qua, giá dầu vẫn sụt giảm so với tuần giao dịch trước đó, với các mức đóng cửa của dầu ngọt nhẹ và dầu Brent là 89,67 USD/thùng và 91,88 USD/thùng. Hiện giá của mặt hàng chiến lược này đã mất 1/5 giá trị so với thời điểm “đỉnh cao” của năm nay vào hồi tháng Sáu./.
Thủ tướng công du châu Âu và dự Hội nghị ASEM 10 ở Italy  (11/10/2014)
Gặp mặt Đoàn Cựu chiến binh lực lượng vũ trang tinh nhuệ ba miền  (11/10/2014)
Tăng cường hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản  (11/10/2014)
Chủ tịch nước gặp mặt 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu  (11/10/2014)
Hội thảo về thực hiện Chiến lược y tế biển đảo Việt Nam  (11/10/2014)
Hội thảo về thực hiện Chiến lược y tế biển đảo Việt Nam  (11/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên