Khủng hoảng U-crai-na: Đã hé lộ hồi kết
TCCSĐT - Đến nay, tất cả các bên, dù là các thế lực trong cuộc - trực tiếp đối đầu, hay các bên có lợi ích như Nga, Mỹ, EU, NATO đều cảm nhận được rằng “U-crai-na không ngọt ngào dễ nuốt như kẹo sô-cô-la”. Thỏa thuận giữa Ki-ép và phe ly khai ngừng bắn ở miền Đông Nam U-crai-na là tín hiệu tích cực, hé lộ hồi kết cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Âu này.
Ki-ép phải thỏa thuận ngừng bắn vì thua đau
Trong khuôn khổ cuộc họp Nhóm tiếp xúc về khủng hoàng U-crai-na, ngày 05-9, tại Min-xcơ, thủ đô Bê-la-rut, đại diện chính phủ U-crai-na và đại diện phe ly khai vùng Đô-net-xcơ và Lu-gan-xcơ đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông - Nam U-crai-na. Thỏa thuận có hiệu lực từ 18 giờ cùng ngày.
Cho dù sau khi ký thỏa thuận ngừng bắn, đâu đó ở miền Đông - Nam vẫn còn tiếng súng, các bên vẫn cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận, thế nhưng trên đại cục tình hình yên ắng, cả Ki-ép và phe ly khai đều mong muốn ngừng bắn lâu dài, tiếp tục đàm phán ký hiệp định chính thức giải quyết toàn diện cuộc khủng hoảng U-crai-na. Các đơn vị quân đội U-crai-na bắt đầu di chuyển ra xa các khu vực dân cư, chính quyền Ki-ép và các nước cộng hòa tự xưng DNR, LNR bắt đầu trao đổi tù binh; Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã cử lực lượng đến giám sát ngừng bắn tại các khu vực Đông - Nam U-crai-na; Chương trình tái thiết các khu vực bị tàn phá cũng bắt đầu được thực hiện.
Quốc hội U-crai-na ngày 16-9 đã thông qua Luật Trao quyền tự trị trong ba năm cho hai tỉnh Đô-net-xcơ và Lu-gan-xcơ, do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát. Đây có thể được coi là một động thái tích cực nữa tiến tới giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia này.
Hàng loạt binh lính U-crai-na đang tự động dời khu vực chiến tuyến, mà giờ đây không ai sợ bị coi là đào ngũ. Cũng không phải các chỉ huy đứng ra tổ chức rút lui, mà từng nhóm 5 - 7 quân nhân đi trên các ô tô thông thường hướng về Ki-ép. Các binh sĩ tiểu đoàn mang tên Ki-ép, một đơn vị được coi là tinh nhuệ, thiện chiến nhất của quân đội U-crai-na, phàn nàn đã nhiều tuần nay họ không được cung cấp áo giáp, đạn dược, vũ khí. Còn binh sĩ lữ đoàn 92 cho biết, thậm chí họ không có cả bản đồ quân sự, nên đành phải định vị theo các vì sao để rút lui, trở về miền Tây.
Hội nghị Thượng đỉnh NATO lần thứ 26, tại Anh, trong hai ngày 04 và ngày 05-9, được coi là quan trọng nhất của Liên minh này suốt từ thời điểm bức tường Bec-lin sụp đổ năm 1989 đến nay. Hội nghị đề cập và bàn thảo những phương cách đối phó với hàng loạt cuộc khủng hoảng đang bùng phát trên thế giới. Tuy nhiên, đông đảo chính giới và các nhà phân tích quốc tế đều cho rằng, các cuộc thảo luận tại hội nghị giữa Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma (Barack Obama), Thủ tướng Đức A. Mec-ken (Angela Merkel), Tổng thống Pháp F. Hô-lan-đơ (Francois Hollande) và các nhà lãnh đạo cấp cao khác về việc NATO phải làm gì trước cuộc khủng hoảng tại Đông - Nam U-crai-na, nơi mà họ liên tục cáo buộc Nga can thiệp.
Trong khi đó, Chính quyền Pô-rô-sen-cô đã phải chấp nhận vị thế chính trị của các nước cộng hòa DNR và LNR, ký với họ thỏa thuận ngừng bắn, đồng ý trao cho họ quyền tự chủ, ngồi vào bàn đàm phán giải quyết hòa bình, đây có thể được coi là một dấu hiệu tích cực và thức thời của Tổng thống Pô-rô-sen-cô.
Càng ấm ức, Mỹ càng quyết liệt gây sức ép với Nga
U-crai-na nằm ở một vị trí địa - chiến lược vô cùng quan trọng, thọc sườn nước Nga, bởi thế, suốt từ khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991), Oa-sinh-tơn đã chi hàng tỷ USD, chiêu mộ từ U-crai-na để đào tạo, huấn luyện một “đội ngũ nòng cốt”, tung trở lại xứ sở này nhằm “thay máu” người bạn truyền thống.
Từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng U-crai-na do Tổng thống đương thời V. Y-a-nu-cô-vich từ chối ký Hiệp định liên kết U-crai-na với Liên minh châu Âu (ngày 28-11-2013), các lực lượng thân phương Tây đã tổ chức đảo chính, bầu tổng thống, thành lập chính quyền mới.
Viện cớ Nga vẫn cung cấp vũ khí và ủng hộ phe ly khai vi phạm thỏa thuận ngừng bắn, tiếp tục gây tình hình căng thẳng ở U-crai-na, EU lại vừa quyết định áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Nga, kể từ ngày 12-9. Lần này họ nhằm thẳng vào cái dạ dày của nước Nga, cấm các công ty dầu mỏ Rosneft và Transneft, công ty khí đốt độc quyền nhà nước Gazprom, là những tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Nga tiếp cận nguồn vốn các nước phương Tây. Đồng thời, họ còn phong tỏa mọi con đường cung cấp các thiết bị khai thác dầu mỏ, khí đốt và các vật tư, thiết bị quân sự cho Nga; bổ sung danh sách cấm nhập cảnh các nước EU đối với nhiều quan chức Nga và các nhân vật U-crai-na thân Nga.
Thật ra, cho tới nay, Mỹ và các nước NATO, EU đã hứa rất nhiều về việc sẽ cung cấp hàng chục tỷ USD, giúp vũ khí, súng đạn để quân đội U-crai-na có thể “quét sạch các phần tử ly khai ra khỏi đất nước”, đúng như lời thề thốt của Tổng thổng Pô-rô-sen-cô. Thế nhưng, tiền nong cũng chưa được là bao, vũ khí lại càng khó vì U-crai-na không phải là nước thành viên NATO, không cho phép đưa vũ khí đến đây. Có lẽ những cuộc tập trận chỉ có ý nghĩa “lấy lại tinh thần”, “lên giây cót” cho U-crai-na.
Tổng thống Nga V. Pu-tin thì cho rằng, đã là trừng phạt lẫn nhau thì các bên đều thiệt hại, nhưng không ai được cả, hay mất cả. Tuy nhiên, xét trong trường hợp cụ thể này, rõ ràng Mỹ thiệt hại không đáng kể, trong khi đó các nước EU, NATO sẽ đau xót không thua kém, thậm chí còn mất nhiều hơn Nga.
Thực tế, khi trừng phạt Nga, EU đang rơi vào hoàn cảnh bất đắc dĩ. Chính các nước này cũng đang phải gánh chịu những thua thiệt lớn và ngày càng thấm đòn. Biện pháp trả đũa trừng phạt về nông sản của Nga khiến nhiều nước EU lao đao. Ủy viên nông nghiệp EU, ông Đ. Sô-lô-sơ (Dachan Cholosh), cho biết, trong vòng một tháng qua, thiệt hại về nông nghiệp đã lên tới 6,6 tỷ USD. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Lat-vi-a, Đức, Bỉ, Séc và Ba Lan.
Chiến sự giữa các phe phái U-crai-na đang có xu hướng dịu bớt, cuộc ngừng bắn hiện nay có thể sẽ được kéo dài, nếu không có sự xúi giục và tiếp sức từ bên ngoài. Nếu thủ lĩnh các bên thực sự yêu nước, họ hoàn toàn có cơ hội dàn xếp hòa giải dân tộc, để xây dựng một đất nước U-crai-na nguyên vẹn như hiện tại và ổn định. Nhưng, rõ ràng đấy phải là một nước U-crai-na trung lập, không tham gia một liên minh quân sự nào./.
Quan điểm của Đại tướng Lê Trọng Tấn về nhân tố chính trị tinh thần trong chiến tranh cách mạng  (01/10/2014)
Xây dựng Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp Hiến pháp  (01/10/2014)
Làm rõ trách nhiệm của Chính phủ trong bảo vệ hiến pháp  (01/10/2014)
Điện mừng 65 năm Quốc khánh Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (01/10/2014)
Tổng đội Thiếu sinh quân Ấn Độ thăm Tổng cục Chính trị  (01/10/2014)
"Kiểm sát cần thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố"  (01/10/2014)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm