Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về nhiều điểm nóng trên thế giới
Tổng thống chính phủ chuyển tiếp của Cộng hòa Trung Phi Catherine Samba Panza bày tỏ hy vọng lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ quốc gia này khôi phục an ninh và thúc đẩy phát triển trong bối cảnh Trung Phi vừa kết thúc cuộc nội chiến giữa liên minh các nhóm vũ trang Hồi giáo và lực lượng nổi dậy Cơ đốc giáo khiến ít nhất 5.000 người thiệt mạng.
Tổng thống Cộng hòa Trung Phi nhấn mạnh sau thỏa thuận ngừng bắn ngày 23-7, bây giờ là thời điểm để các bên hợp tác để cùng xây dựng đất nước.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề cập đến tiến trình đàm phán hòa bình giữa Ấn Độ với Pakistan và nhấn mạnh cần phải tạo bầu không khí thích hợp cho tiến trình đối thoại này.
Trước đó, hồi tháng Tám, Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán cấp ngoại trưởng để phản đối việc Pakistan muốn tham vấn với các tay súng ly khai tại khu vực Kashmir tranh chấp giữa hai nước.
Trong khi đó, về phần mình, tại Liên hợp quốc, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif chỉ trích việc Ấn Độ rút khỏi đàm phán là hành động làm "lỡ một cơ hội."
Kể từ khi Pakistan tách khỏi Ấn Độ vào năm 1947, hai nước liên tục xảy ra tranh chấp tại khu vực Kashmir. Ấn Độ cáo buộc Pakistan hỗ trợ các tay súng ly khai chống lại các lực lượng an ninh của quốc gia này.
Trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc, Tổng thống Sudan Salva Kiir khẳng định Sudan sẽ tìm mọi cách chấm dứt cuộc xung đột với thủ lĩnh phe đối lập, cựu phó Tổng thống Riek Machar, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc ông Machar ký thỏa thuận giải quyết xung đột một cách hòa bình và toàn diện.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn ký hồi tháng 01-2014, xung đột vẫn nổ ra giữa quân chính phủ với lực lượng đối lập.
Tổng thống Salva Kiir tố cáo trong khi chính phủ tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận hòa bình thì phe đối lập liên tục vi phạm.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez lên án việc Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Cuba như một công cụ chính sách ngoại giao để làm tổn hại nền kinh tế của các quốc gia có chủ quyền.
Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho rằng việc Mỹ sử dụng các tòa án để ban hành các án phạt hàng triệu USD là vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa đến sự ổn định các nguồn tài chính. Trong suốt 5 thập kỷ qua, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện chống Cuba khiến nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga với Mỹ căng thẳng, tại diễn đàn Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi liên minh do Mỹ đứng đầu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng nên hợp tác với Chính phủ Syria.
Ngoại trưởng Nga chỉ trích việc Mỹ sử dụng các hành động can thiệp quân sự để bảo vệ các lợi ích của mình trên thế giới.
Nga tiếp tục lên án chiến dịch không kích của Mỹ tại Iraq và Syria để tiêu diệt IS là bất hợp pháp và yêu cầu phương Tây phải hợp tác với đương kim Tổng thống Syria Bashar Al-assad.
Đối với vấn đề Ukraine, ông Lavrov tiếp tục khẳng định quan điểm việc Mỹ và Liên minh châu Âu hỗ trợ cho cuộc đảo chính tại Ukraine đã gây ra cuộc xung độ vũ trang tại đất nước này.
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục là một vấn đề lớn được cộng đồng quốc tế quan tâm.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi các bên liên quan nhanh chóng nối lại tiến trình đàm phán này.
Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề hạt nhân Triều Tiên cần được giải quyết bằng một tiến trình đối thoại hiệu quả, bền vững và không thay đổi. Ông Vương Nghị đề nghị tất cả các bên hành động khách quan và công bằng, duy trì mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Theo ông, các bên tham gia cần kiềm chế các hành động khiêu khích và nỗ lực hơn để giảm bớt căng thẳng nhằm đem lại hòa bình và ổn định cho Bán đảo Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng quan ngại về tình hình Ukraine, bày tỏ hy vọng tất cả các sắc tộc cùng hòa hợp, cũng như Ukraine sẽ cùng tồn tại hòa bình với các quốc gia khác.
Trung Quốc bày tỏ hy vọng Liên hợp quốc sẽ thực hiện vai trò của mình trong việc tìm ra một giải pháp phù hợp cho cuộc khủng hoảng Ukraine và hỗ trợ các nỗ lực xây dựng của cộng đồng quốc tế dành cho miền Đông quốc gia này sau khi bị tàn phá nặng nề do những cuộc đụng độ giữa các phe phái./.
Khánh thành dự án cấp điện cho huyện đảo Lý Sơn  (28/09/2014)
Nhất trí phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật  (28/09/2014)
Nhất trí phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật  (28/09/2014)
Sản lượng lúa cả nước trong năm nay dự kiến sẽ đạt 45 triệu tấn  (28/09/2014)
Bộ Y tế phát động ngày hội truyền thông phòng chống ung thư vú  (28/09/2014)
Bộ Y tế phát động ngày hội truyền thông phòng chống ung thư vú  (28/09/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên