Khắc phục hạn chế trong việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm
22:56, ngày 06-06-2014
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII, sáng 6-6, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Đây là một nội dung hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật và yêu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới. Nghị quyết 35 đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội tiến hành sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm và nhận được sự quan tâm, chú ý của đông đảo dư luận và cử tri cả nước.
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Theo đánh giá chung, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, đúng pháp luật và được đông đảo cán bộ, nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ.
Kết quả phiếu tín nhiệm cơ bản phản ánh đúng mức độ tín nhiệm của từng người tại thời điểm lấy phiếu; có tác dụng thiết thực đối với người được lấy phiếu, giúp họ tự điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đây thực sự là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét mức độ tín nhiệm và đánh giá cán bộ chính xác hơn.
Tuy nhiên, Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, do đây là lần đầu tiên Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên việc quy định và quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi hạn chế, vướng mắc.
Việc đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 tập trung chủ yếu vào đối tượng lấy phiếu tín nhiệm; thời điểm lấy phiếu tín nhiệm; mức đánh giá trong lấy phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được đánh giá “tín nhiệm thấp” đồng thời bổ sung, làm rõ một số điểm về quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Giữ đối tượng, mức độ đánh giá tín nhiệm
Cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết 35 sửa đổi - Ủy ban pháp luật của Quốc hội nhất trí với việc tiếp tục giữ phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân như đã quy định tại Nghị quyết số 35.
Ủy ban pháp luật nhất trí với đề xuất sửa đổi thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm thứ ba của mỗi nhiệm kỳ, riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2014.
Quy định tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vừa bảo đảm cơ chế giám sát, đánh giá cán bộ, vừa tạo điều kiện để cán bộ có đủ thời gian thể hiện năng lực, trình độ của mình, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị điều chỉnh hoặc thay thế cán bộ khi cần thiết.
Ủy ban pháp luật nhất trí với việc tiếp tục quy định 3 mức độ đánh giá tín nhiệm đối với việc lấy phiếu tín nhiệm như đã quy định trong Nghị quyết số 35 là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Việc xác định 3 mức này là bảo đảm tính thận trọng trong công tác cán bộ và phù hợp với đặc điểm công tác cán bộ ở nước ta. Cơ quan thẩm tra cho rằng, trường hợp người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống, thì đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm để xem xét trách nhiệm của những người này.
Về hệ quả đối với người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp,” theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đối với người được lấy phiếu, khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa nhưng chưa đến hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo; người có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
Về báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cần bổ sung rõ các nội dung: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; phương hướng khắc phục.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề./.
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Theo đánh giá chung, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, đúng pháp luật và được đông đảo cán bộ, nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ.
Kết quả phiếu tín nhiệm cơ bản phản ánh đúng mức độ tín nhiệm của từng người tại thời điểm lấy phiếu; có tác dụng thiết thực đối với người được lấy phiếu, giúp họ tự điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Đây thực sự là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét mức độ tín nhiệm và đánh giá cán bộ chính xác hơn.
Tuy nhiên, Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, do đây là lần đầu tiên Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên việc quy định và quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi hạn chế, vướng mắc.
Việc đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 tập trung chủ yếu vào đối tượng lấy phiếu tín nhiệm; thời điểm lấy phiếu tín nhiệm; mức đánh giá trong lấy phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được đánh giá “tín nhiệm thấp” đồng thời bổ sung, làm rõ một số điểm về quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Giữ đối tượng, mức độ đánh giá tín nhiệm
Cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết 35 sửa đổi - Ủy ban pháp luật của Quốc hội nhất trí với việc tiếp tục giữ phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân như đã quy định tại Nghị quyết số 35.
Ủy ban pháp luật nhất trí với đề xuất sửa đổi thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm thứ ba của mỗi nhiệm kỳ, riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2014.
Quy định tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vừa bảo đảm cơ chế giám sát, đánh giá cán bộ, vừa tạo điều kiện để cán bộ có đủ thời gian thể hiện năng lực, trình độ của mình, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị điều chỉnh hoặc thay thế cán bộ khi cần thiết.
Ủy ban pháp luật nhất trí với việc tiếp tục quy định 3 mức độ đánh giá tín nhiệm đối với việc lấy phiếu tín nhiệm như đã quy định trong Nghị quyết số 35 là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
Việc xác định 3 mức này là bảo đảm tính thận trọng trong công tác cán bộ và phù hợp với đặc điểm công tác cán bộ ở nước ta. Cơ quan thẩm tra cho rằng, trường hợp người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống, thì đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền kiến nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm để xem xét trách nhiệm của những người này.
Về hệ quả đối với người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp,” theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đối với người được lấy phiếu, khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa nhưng chưa đến hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo; người có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.
Về báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cần bổ sung rõ các nội dung: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; phương hướng khắc phục.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề./.
Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Che Guevara tại Argentina  (06/06/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi điện mừng Tổng thống Ai Cập  (06/06/2014)
Phó Chủ tịch nước dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu  (06/06/2014)
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4 (khóa XI) Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam  (06/06/2014)
Việt Nam bàn giao thiết bị nghiên cứu lịch sử quân sự cho Campuchia  (06/06/2014)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên