Quy định chặt chẽ cơ chế bảo vệ môi trường
Chiều 30-5, Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014.
Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, sau một số kỳ thảo luận, lấy ý kiến, nội dung cơ bản dự án Luật Bảo vệ môi trường đã được các đại biểu tán thành. Trước khi được thông qua trong kỳ họp này (như dự kiến), vẫn còn một số ý kiến khác nhau chủ yếu về quy định quy hoạch bảo vệ môi trường, về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), trách nhiệm các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường, nguồn lực đầu tư bảo vệ môi trường…
Tại phiên thảo luận, gần 20 ý kiến đại biểu Quốc hội cũng tập trung phân tích xoay quanh việc làm rõ các cơ chế, chính sách và đặc biệt là các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo đảm dự Luật bao quát được hết các trường hợp, đối tượng cũng như hành vi tác động đến môi trường cũng như công tác ngăn ngừa, bảo vệ.
Việc đánh giá môi trường chiến lược được nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng phải thực hiện (chẳng hạn như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt); đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch...
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có thêm quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo để bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật, trong đó có vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường; phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
Một số hành vi “nhạy cảm” với môi trường cũng được quan tâm cho ý kiến như nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất… Đa số các đại biểu Quốc hội đều cho rằng cần bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ hơn như vấn đề hàng rào kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.
Các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị dự thảo Luật phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo đảm sự thống nhất và tránh chồng chéo trong quản lý cũng như cần phân cấp rõ trách nhiệm và thẩm quyền của Trung ương và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
* Cũng trong chiều ngày 30-5, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội.
Theo đó, tính tới hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ phải tập trung xây dựng các luật quan trọng, đặc biệt là các luật về tổ chức bộ máy để đáp ứng đòi hỏi quản lý xã hội mà Hiến pháp năm 2013 đặt ra. Đó là các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Quốc hội cũng tiến hành sửa đổi các bộ luật: Dân sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Luật Trưng cầu ý dân.
Đáng chú ý, Quốc hội đã bổ sung đưa dự án Luật Biểu tình vào thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 và dự kiến thông qua ở Kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015)./.
Hàn Quốc tin tưởng Việt Nam duy trì môi trường đầu tư ổn định  (30/05/2014)
Họp báo Hội nghị biểu dương Trưởng ban Nữ công công đoàn cơ sở tiêu biểu toàn quốc năm 2014  (30/05/2014)
Nhóm lợi ích trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ  (30/05/2014)
Đại biểu Quốc hội tích cực hiến kế giữ vững chủ quyền  (30/05/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên