Việt Nam lên án hành động của Trung Quốc tại Hội nghị Liên hợp quốc
Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam đã có bài phát biểu phản đối các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham dự Hội nghị có đông đảo đại diện các quốc gia thành viên của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này, cùng nhiều chuyên gia về biển, đại dương và ngành thủy sản, hải sản. Tại Hội nghị, đại diện các quốc gia cũng như các chuyên gia đều đánh giá cao tầm quan trọng của thủy sản - hải sản trong chiến lược an ninh lương thực toàn cầu.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc, trong những năm qua, sản lượng thủy sản - hải sản gồm đánh bắt và nuôi trồng đã có sự tăng trưởng đáng kể, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Bên cạnh đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản trên thế giới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tăng dân số và đánh bắt bất hợp pháp. Để hạn chế tác động tiêu cực, bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của sản lượng thủy sản - hải sản trong tương lai, các đại biểu cho rằng các quốc gia cần tăng cường hợp tác thông qua các hình thức như trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ…
Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao chủ đề cũng như các nội dung thảo luận của Hội nghị, khẳng định vai trò quan trọng của thủy sản - hải sản đối với an ninh lương thực, đặc biệt đối với một nước có bờ biển dài, dân số lớn như Việt Nam. Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi các quốc gia hợp tác để xây dựng chế độ quản lý hiệu quả về khai thác nguồn lợi hải sản nhằm bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực của từng quốc gia. Việt Nam cũng đề nghị các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc chuyển giao các công nghệ tiên tiến về đánh bắt cá biển.
Trong bài phát biểu, Trưởng đoàn Việt Nam đề cập đến các hành động gây căng thẳng mới đây của Trung Quốc tại Biển Đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngư nghiệp chính đáng của ngư dân Việt Nam. Trưởng đoàn Việt Nam nêu rõ hoạt động ngư nghiệp hợp pháp của ngư dân Việt Nam tại một số ngư trường truyền thống bị cản trở bởi các hành động bất hợp pháp với mức độ ngày càng nghiêm trọng từ phía Trung Quốc, như ban hành lệnh cấm đánh cá hằng năm, liên tục khống chế, xua đuổi tàu cá, đối xử vô nhân đạo, gây thiệt hại lớn về tài sản cho ngư dân Việt Nam và gần đây nhất là việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá với 10 ngư dân Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hoạt động của hàng trăm tàu bảo vệ đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Tại Hội nghị, Việt Nam kêu gọi các quốc gia trong khu vực hợp tác để tiến tới xây dựng một khuôn khổ thống nhất về việc quản lý vấn đề đánh bắt cá tại khu vực, tránh các hành động gây căng thẳng không đáng có./.
ASEAN cần là động lực chính giải quyết căng thẳng trên Biển Đông  (29/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Giám đốc WB tại Việt Nam  (29/05/2014)
Mô hình Đại học Quốc gia: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện  (29/05/2014)
Đổi mới thể chế tài chính, nâng cao hiệu quả cân đối ngân sách  (29/05/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt tiêu biểu  (29/05/2014)
Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2014  (29/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên