Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cực lực phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc
23:12, ngày 10-05-2014
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã ra Tuyên bố phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có hành động uy hiếp các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam, đe dọa các tầu làm nhiệm vụ của Việt Nam.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng đây là hành động vi phạm thô bạo của Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Đây cũng là hành động vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa Trung Quốc với các nước ASEAN năm 2002 và không tôn trọng những cam kết mà lãnh đạo cao cấp hai nước đã nhiều lần khẳng định.
Hành động nguy hiểm trên đây của Trung Quốc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông liên quan đến lợi ích các nước Đông Nam Á và thế giới.
Trong lịch sử, Việt Nam rất tôn trọng và làm hết sức mình để xây đắp quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, nhưng lịch sử cũng chỉ ra rằng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu lùi bước trước mọi hành động xâm phạm đến chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và kiên quyết đấu tranh bảo vệ những quyền thiêng liêng đó.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cực lực phản đối hành động phi pháp cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc, làm tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, làm tổn hại quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 cùng các loại tầu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo đúng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để khôi phục tình trạng hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải trên Biển Đông./.
Đây cũng là hành động vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa Trung Quốc với các nước ASEAN năm 2002 và không tôn trọng những cam kết mà lãnh đạo cao cấp hai nước đã nhiều lần khẳng định.
Hành động nguy hiểm trên đây của Trung Quốc còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải trên biển Đông liên quan đến lợi ích các nước Đông Nam Á và thế giới.
Trong lịch sử, Việt Nam rất tôn trọng và làm hết sức mình để xây đắp quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, nhưng lịch sử cũng chỉ ra rằng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu lùi bước trước mọi hành động xâm phạm đến chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và kiên quyết đấu tranh bảo vệ những quyền thiêng liêng đó.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cực lực phản đối hành động phi pháp cực kỳ nguy hiểm của Trung Quốc, làm tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, làm tổn hại quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 cùng các loại tầu hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo đúng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để khôi phục tình trạng hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải trên Biển Đông./.
Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức mít-tinh phản đối Trung Quốc  (10/05/2014)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam  (10/05/2014)
Hạ nghị sỹ Mỹ coi hành xử của Trung Quốc là đe dọa hòa bình  (10/05/2014)
Học giả Anh: Trung Quốc đang "vỗ mặt" Chính quyền Mỹ  (10/05/2014)
"Giàn khoan HD-981" là điểm nóng trong cuộc họp báo của Liên hợp quốc  (10/05/2014)
Đại lễ cầu siêu cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới  (10/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên