Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cam kết phát triển bền vững
22:14, ngày 09-05-2014
Ngày 8-5, tại trụ sở chính của cơ quan này ở New York (Mỹ), Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã phối hợp với Phái đoàn Hà Lan và Mexico, đồng tổ chức chủ trì Hội thảo về sử dụng phân tích kinh tế trong quá trình xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng đại diện phái đoàn các nước tại Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan chức năng của Liên hợp quốc đều có chung nhận định rằng phân tích kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả, hỗ trợ các nước trong quá trình xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu phát triển.
Các ý kiến phát biểu tại hội thảo cũng cho rằng các mục tiêu phát triển bền vững nhằm giải quyết nhiều thách thức chung của thế giới trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, do đó cần có cách tiếp cận tổng thể, đánh giá từ nhiều góc độ khác, như tác động về xã hội, môi trường, bên cạnh các phân tích kinh tế.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh Việt Nam coi trọng tiến trình xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững và mạnh mẽ thực hiện nghiêm túc các cam kết về phát triển bền vững.
Đại sứ cho rằng trong quá trình Liên hợp quốc xây dựng các mục tiêu này, việc có các phân tích, nghiên cứu, trao đổi nhằm xác định các mục tiêu hiệu quả nhất là hết sức cần thiết. Vì vậy, theo Đại sứ Lê Hoài Trung, cuộc hội thảo này có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để các nước cùng thảo luận, phân tích từ nhiều khía cạnh, từ đó hỗ trợ trực tiếp quá trình thương lượng, xây dựng các mục tiêu.
Đại sứ khẳng định việc đồng tổ chức cuộc hội thảo này là một đóng góp thiết thực của Việt Nam trên tinh thần chủ động, tích cực, và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cho nỗ lực chung của Liên hợp quốc tiến tới khuôn khổ phát triển mới sau năm 2015./.
Các ý kiến phát biểu tại hội thảo cũng cho rằng các mục tiêu phát triển bền vững nhằm giải quyết nhiều thách thức chung của thế giới trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, do đó cần có cách tiếp cận tổng thể, đánh giá từ nhiều góc độ khác, như tác động về xã hội, môi trường, bên cạnh các phân tích kinh tế.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh Việt Nam coi trọng tiến trình xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững và mạnh mẽ thực hiện nghiêm túc các cam kết về phát triển bền vững.
Đại sứ cho rằng trong quá trình Liên hợp quốc xây dựng các mục tiêu này, việc có các phân tích, nghiên cứu, trao đổi nhằm xác định các mục tiêu hiệu quả nhất là hết sức cần thiết. Vì vậy, theo Đại sứ Lê Hoài Trung, cuộc hội thảo này có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để các nước cùng thảo luận, phân tích từ nhiều khía cạnh, từ đó hỗ trợ trực tiếp quá trình thương lượng, xây dựng các mục tiêu.
Đại sứ khẳng định việc đồng tổ chức cuộc hội thảo này là một đóng góp thiết thực của Việt Nam trên tinh thần chủ động, tích cực, và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cho nỗ lực chung của Liên hợp quốc tiến tới khuôn khổ phát triển mới sau năm 2015./.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố quyết định chế độ dân chủ ở nước ta hiện nay  (09/05/2014)
Hành động bất hợp pháp của Trung Quốc làm xói mòn lòng tin  (08/05/2014)
Dư luận quốc tế về hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông  (08/05/2014)
Thông cáo về ngày làm việc đầu tiên Hội nghị Trung ương 9  (08/05/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên