“Thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu hiện đặc sắc của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh
20:51, ngày 02-05-2014
TCCSĐT - “Thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ không phải tự nhiên mà có. Đó là cả một quá trình chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, gắn kết, quy tụ, khơi dậy và phát huy sức mạnh “lòng dân” của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn dân ta.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân ta phải đương đầu với một đội quân xâm lược nhà nghề lớn mạnh, có quân số đông, vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ phải giải quyết bài toán lịch sử mới là: Làm thế nào để nhân dân và quân đội ta có thể chiến thắng được đội quân xâm lược ở một chiến trường rừng núi hết sức phức tạp về địa hình, khí hậu, thời tiết, trong điều kiện đất nước vừa mới giành được độc lập, còn muôn vàn khó khăn chồng chất, quân đội còn non trẻ, vũ khí, trang bị còn ít và thô sơ?
Vận dụng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật phát huy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là truyền thống, kinh nghiệm xây dựng và phát huy sức mạnh của nhân dân, của “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nghệ thuật “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “toàn dân là lính”, “chúng chí thành thành”,... Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm chăm lo xây dựng sức mạnh tổng hợp, cả vật chất và tinh thần, đặc biệt là chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” để làm nên chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Đây là biểu hiện sinh động, nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
“Thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xét ở góc độ nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của quân đội với sức mạnh của nhân dân. Trong những ngày đêm gian khổ, khó khăn, chiến đấu, hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công đã kề vai, sát cánh chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bằng quyết tâm và lòng dũng cảm, bằng sự gắn bó khăng khít, keo sơn, hàng vạn dân công, thanh niên xung phong, bộ đội công binh đã ngày đêm lao động khẩn trương nên chỉ trong hơn ba tháng (từ tháng 12-1953 đến đầu tháng 3-1954), ta đã hoàn thành việc tu sửa và mở các đường số 41, số 13, đường từ Tuần Giáo lên Điện Biên Phủ, là những trục đường chính của tuyến vận tải cơ giới, với tổng chiều dài khoảng 300 km. Kết quả đó còn là sự gắn bó, đồng cam, cộng khổ, cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh trong những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội và nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
“Thế trận lòng dân” trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của chiến dịch Điện Biên Phủ còn là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của hậu phương với sức mạnh của tiền tuyến. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của một đất nước vừa giành được độc lập, nhưng hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương ở chiến trường Tây Bắc đã được củng cố, xây dựng, đặc biệt là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân để tập trung sức chi viện cho tiền tuyến. Nhờ thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất, nông dân rất phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng thuế nông nghiệp, xung phong tòng quân và đi dân công phục vụ chiến dịch. Những kết quả đạt được trong cải cách ruộng đất và thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” cũng động viên, khích lệ, làm nức lòng các chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến, cuộc vận động “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” đã được triển khai rầm rộ, rộng lớn chưa từng có trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã huy động được khối lượng lớn sức người, sức của ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, vùng Việt Bắc, cũng như ở vùng bị tạm chiếm để chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Ngược lại, những chiến thắng vang dội của các chiến sĩ ngoài mặt trận, đã tạo nên sức lay động, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần không chỉ của các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở mặt trận, mà còn của nhân dân ở hậu phương, góp phần làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, động viên, khích lệ lẫn nhau giữa tiền tuyến với hậu phương, hậu phương với tiền tuyến, tạo nên “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc trong suốt cả chiến dịch.
“Thế trận lòng dân” trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là biểu hiện của việc khơi dậy và phát huy sức mạnh của quân đội và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Đó là khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ chí Minh đã nâng tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam lên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh, làm nên một “thế trận lòng dân” mới trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Điều này được thể hiện sinh động ở việc chúng ta đã tạo ra được một phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi, rộng khắp, từ cán bộ đến chiến sĩ, từ những người trực tiếp chiến đấu đến những người phục vụ chiến đấu trong suốt 56 ngày đêm dù “máu trộn bùn non”, nhưng “gan không núng, chí không mòn”.
Việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước trong chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của những người trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại mặt trận, mà còn khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam, khiến cho cả dân tộc hướng ra tiền tuyến với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thực hiện lời động viên, kêu gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn con em các dân tộc Việt Nam trên khắp các vùng, miền của đất nước đã hăng hái xung phong, nô nức lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhờ khơi dậy và phát huy được cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chúng ta đã quy tụ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp của nhân dân về cả tinh thần, vật chất, lực lượng và của cải cho chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử.
Có được “thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu hiện sinh động, đặc sắc của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, vì Đảng ta, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến cả những điều kiện khách quan và chủ quan, đó là:
Thứ nhất, đã quan tâm nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa, cách mạng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vào điều kiện cụ thể của đất nước, con người Việt Nam trong bối cảnh lịch sử mới.
Thứ hai, đã nâng lên một tầm cao mới truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là kế thừa và phát huy truyền thống “trăm họ là binh”, “cả nước một lòng”, “toàn dân đánh giặc”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”,…vào điều kiện lịch sử mới để quy tụ, khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân.
Thứ ba, đã nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước có điều kiện, hoàn cảnh lịch sử gần giống với nước ta trong việc xây dựng, huy động, phát huy sức mạnh của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân để tạo thành “thế trận lòng dân” vững chắc trong công cuộc xây dựng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc vào điều kiện cụ thể của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thứ tư, sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng ta kết hợp với đường lối chính trị, quân sự, nhất là đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đúng đắn, sáng tạo. Cùng với đó là sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nhất là sự nỗ lực, sáng tạo của chính quyền nhân dân các cấp, từ trung ương đến cơ sở; sự nỗ lực của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân trong việc tạo dựng và thực hiện các phong trào cách mạng của quần chúng, tạo cơ sở xã hội cho việc xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ; sự nỗ lực vượt bậc của các lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.
Thứ năm, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng hậu phương chiến lược, xây dựng và củng cố sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân”, xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Chúng ta đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách ngay trong kháng chiến để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Không chỉ trước đây mà sau này, vấn đề xây dựng và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của dân tộc, gắn kết, quy tụ, khơi dậy và phát huy sức mạnh nhân dân để tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc, bảo đảm cho quân và dân ta đủ sức chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược vẫn và phương sách quan trọng của chúng ta trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới. Vì vậy, để xây dựng vững chắc và động viên, phát huy được “thế trận lòng dân” khi cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xảy ra, ngay từ bây giờ, chúng ta phải quan tâm giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, chăm lo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo tiền đề, cơ sở vật chất để xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời kỳ mới.
Hai là, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần có những chủ trương, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở những vùng khó khăn, thiếu thốn, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo. Quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhằm xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận xã hội rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Ba là, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải phù hợp với “lòng dân”, nhằm huy động sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bốn là, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lai, nhất là chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên, xứng đáng là người lãnh đạo, là “công bộc” trung thành của nhân dân.
Năm là, chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường cải cách hành chính, tinh giản biên chế; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác.
Sáu là, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc, dứt điểm các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng gây hậu quả lớn nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa./.
Vận dụng và phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, nghệ thuật phát huy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là truyền thống, kinh nghiệm xây dựng và phát huy sức mạnh của nhân dân, của “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nghệ thuật “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “toàn dân là lính”, “chúng chí thành thành”,... Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm chăm lo xây dựng sức mạnh tổng hợp, cả vật chất và tinh thần, đặc biệt là chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” để làm nên chiến thắng “lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”. Đây là biểu hiện sinh động, nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.
“Thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ, xét ở góc độ nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của quân đội với sức mạnh của nhân dân. Trong những ngày đêm gian khổ, khó khăn, chiến đấu, hy sinh ở mặt trận Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công đã kề vai, sát cánh chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bằng quyết tâm và lòng dũng cảm, bằng sự gắn bó khăng khít, keo sơn, hàng vạn dân công, thanh niên xung phong, bộ đội công binh đã ngày đêm lao động khẩn trương nên chỉ trong hơn ba tháng (từ tháng 12-1953 đến đầu tháng 3-1954), ta đã hoàn thành việc tu sửa và mở các đường số 41, số 13, đường từ Tuần Giáo lên Điện Biên Phủ, là những trục đường chính của tuyến vận tải cơ giới, với tổng chiều dài khoảng 300 km. Kết quả đó còn là sự gắn bó, đồng cam, cộng khổ, cùng nhau chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh trong những ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của bộ đội và nhân dân, nhất là nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
“Thế trận lòng dân” trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của chiến dịch Điện Biên Phủ còn là sự gắn kết và quy tụ sức mạnh của hậu phương với sức mạnh của tiền tuyến. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của một đất nước vừa giành được độc lập, nhưng hậu phương của chiến tranh, nhất là hậu phương ở chiến trường Tây Bắc đã được củng cố, xây dựng, đặc biệt là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân để tập trung sức chi viện cho tiền tuyến. Nhờ thực hiện tốt chính sách cải cách ruộng đất, nông dân rất phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hăng hái đóng thuế nông nghiệp, xung phong tòng quân và đi dân công phục vụ chiến dịch. Những kết quả đạt được trong cải cách ruộng đất và thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” cũng động viên, khích lệ, làm nức lòng các chiến sĩ đang chiến đấu ở ngoài mặt trận.
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến, cuộc vận động “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” đã được triển khai rầm rộ, rộng lớn chưa từng có trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã huy động được khối lượng lớn sức người, sức của ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, vùng Việt Bắc, cũng như ở vùng bị tạm chiếm để chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Ngược lại, những chiến thắng vang dội của các chiến sĩ ngoài mặt trận, đã tạo nên sức lay động, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần không chỉ của các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở mặt trận, mà còn của nhân dân ở hậu phương, góp phần làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó, động viên, khích lệ lẫn nhau giữa tiền tuyến với hậu phương, hậu phương với tiền tuyến, tạo nên “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc trong suốt cả chiến dịch.
“Thế trận lòng dân” trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là biểu hiện của việc khơi dậy và phát huy sức mạnh của quân đội và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Đó là khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, sẵn sàng đứng lên chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ chí Minh đã nâng tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam lên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh, làm nên một “thế trận lòng dân” mới trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Điều này được thể hiện sinh động ở việc chúng ta đã tạo ra được một phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi, rộng khắp, từ cán bộ đến chiến sĩ, từ những người trực tiếp chiến đấu đến những người phục vụ chiến đấu trong suốt 56 ngày đêm dù “máu trộn bùn non”, nhưng “gan không núng, chí không mòn”.
Việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước trong chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của những người trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại mặt trận, mà còn khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc Việt Nam, khiến cho cả dân tộc hướng ra tiền tuyến với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Thực hiện lời động viên, kêu gọi của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn con em các dân tộc Việt Nam trên khắp các vùng, miền của đất nước đã hăng hái xung phong, nô nức lên đường tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Nhờ khơi dậy và phát huy được cao độ tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chúng ta đã quy tụ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp của nhân dân về cả tinh thần, vật chất, lực lượng và của cải cho chiến dịch Điên Biên Phủ lịch sử.
Có được “thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ - biểu hiện sinh động, đặc sắc của nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, vì Đảng ta, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến cả những điều kiện khách quan và chủ quan, đó là:
Thứ nhất, đã quan tâm nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo nghệ thuật quân sự vô sản, nhất là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong chiến tranh chính nghĩa, cách mạng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vào điều kiện cụ thể của đất nước, con người Việt Nam trong bối cảnh lịch sử mới.
Thứ hai, đã nâng lên một tầm cao mới truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là kế thừa và phát huy truyền thống “trăm họ là binh”, “cả nước một lòng”, “toàn dân đánh giặc”, “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”,…vào điều kiện lịch sử mới để quy tụ, khơi dậy và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân.
Thứ ba, đã nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa, các nước có điều kiện, hoàn cảnh lịch sử gần giống với nước ta trong việc xây dựng, huy động, phát huy sức mạnh của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân để tạo thành “thế trận lòng dân” vững chắc trong công cuộc xây dựng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc vào điều kiện cụ thể của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Thứ tư, sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng ta kết hợp với đường lối chính trị, quân sự, nhất là đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, xây dựng lực lượng cách mạng, lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân đúng đắn, sáng tạo. Cùng với đó là sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nhất là sự nỗ lực, sáng tạo của chính quyền nhân dân các cấp, từ trung ương đến cơ sở; sự nỗ lực của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân trong việc tạo dựng và thực hiện các phong trào cách mạng của quần chúng, tạo cơ sở xã hội cho việc xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân” trong chiến dịch Điện Biên Phủ; sự nỗ lực vượt bậc của các lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh.
Thứ năm, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng hậu phương chiến lược, xây dựng và củng cố sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và phát huy “thế trận lòng dân”, xây dựng và động viên sức mạnh chính trị - tinh thần của quân đội và nhân dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Chúng ta đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách ngay trong kháng chiến để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
*
* *
* *
Không chỉ trước đây mà sau này, vấn đề xây dựng và phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần của dân tộc, gắn kết, quy tụ, khơi dậy và phát huy sức mạnh nhân dân để tạo nên “thế trận lòng dân” vững chắc, bảo đảm cho quân và dân ta đủ sức chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược vẫn và phương sách quan trọng của chúng ta trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới. Vì vậy, để xây dựng vững chắc và động viên, phát huy được “thế trận lòng dân” khi cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xảy ra, ngay từ bây giờ, chúng ta phải quan tâm giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, chăm lo xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất - kỹ thuật, tạo tiền đề, cơ sở vật chất để xây dựng “thế trận lòng dân” trong thời kỳ mới.
Hai là, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cần có những chủ trương, chính sách để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nhất là ở những vùng khó khăn, thiếu thốn, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo. Quan tâm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhằm xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, tạo nên sự đồng thuận xã hội rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.
Ba là, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải phù hợp với “lòng dân”, nhằm huy động sức mạnh của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bốn là, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra trong tương lai, nhất là chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên, xứng đáng là người lãnh đạo, là “công bộc” trung thành của nhân dân.
Năm là, chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường cải cách hành chính, tinh giản biên chế; xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp, tác phong công tác.
Sáu là, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm trong sạch bộ máy, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc, dứt điểm các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng gây hậu quả lớn nhằm củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa./.
Tưởng nhớ các tướng lĩnh thời kỳ kháng chiến chống Pháp  (01/05/2014)
Phó Chủ tịch Quốc hội dâng hương ở Khu di tích Kim Liên  (01/05/2014)
Cuba và Liên minh châu Âu hoàn tất vòng đàm phán đầu tiên  (01/05/2014)
Số lượng các vụ khủng bố trên toàn cầu tăng tới 43%  (01/05/2014)
WHO cảnh báo về tình trạng kháng thuốc kháng sinh  (01/05/2014)
IMF thông qua thỏa thuận viện trợ 17 tỷ USD cho Ukraine  (01/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên