Kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực
21:54, ngày 25-04-2014
Theo tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) của Anh ngày 24-4, nền kinh tế toàn cầu đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực khi các số liệu công bố từ các nền kinh tế lớn tại châu Âu tới Mỹ và Hàn Quốc đều cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ.
Tại Anh, khảo sát mới nhất của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) đối với 131 nhà bán lẻ cho thấy 42% hãng cho biết doanh thu bán hàng tăng so với một năm trước, trong khi chỉ 12% công bố mức giảm.
CBI cho biết tỷ lệ chênh lệch tới 30% này là một sự cải thiện lớn so với tỷ lệ 13% của tháng 3, dù vẫn thấp hơn đôi chút so với chênh lệch 37% trong tháng 2. Các doanh nghiệp được CBI khảo sát cũng bày tỏ tin tưởng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới, với mức tăng trưởng có thể lên cao nhất kể từ tháng 12-2010.
Tại Đức, niềm tin trong giới kinh doanh đã tăng mạnh trong tháng 4, đánh bật mọi dự đoán suy giảm của các nhà kinh tế về nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Cuộc khảo sát của hãng Ifo có uy tín đối với 7.000 công ty cho chỉ số môi trường kinh doanh là 111,2, cao hơn mức 110,7 hồi tháng 3 và cũng cao hơn mức 110,5 theo khảo sát của hãng Reuters.
Cảm nhận của giới doanh nghiệp về tình hình hiện tại ổn định ở mức 115,3 điểm, tăng nhẹ so với 115,2 điểm hồi tháng 3. Chỉ số "tin tưởng tốt hơn" cũng tăng lên 107,3 trong tháng 4, từ mức 106,4 trong tháng 3 và mức dự đoán 105,8 của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, nền kinh tế số một thế giới cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền bắt đầu gia tăng sau giai đoạn đi xuống hồi tháng 12-2013 và tháng 1 năm nay.
Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết lượng đơn đặt hàng lâu bền đã tăng 2,6% trong tháng trước, cao hơn mức dự đoán 2% của các nhà kinh tế và cũng cao hơn mức 2% trong tháng 2.
Nhiều công ty sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vốn được các nhà kinh tế cho là sẽ đóng vai trò then chốt quyết định liệu nền kinh tế đầu tàu thế giới này có vượt qua được ngưỡng tăng trưởng 2%/năm hay không. Một tín hiệu tích cực nữa cho nền kinh tế Mỹ là lượng đơn đặt hàng các mặt hàng phi quân sự cũng tăng 2,2% từ mức giảm 1,1% trong tháng 2.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự phục hồi ấn tượng của các nền kinh tế lớn ở châu Âu và Mỹ đã giúp nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu là Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng 3,9% trong quý I, thành tích tốt nhất kể từ giữa năm 2011. Tăng trưởng của Hàn Quốc ổn định nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cùng gia tăng./.
CBI cho biết tỷ lệ chênh lệch tới 30% này là một sự cải thiện lớn so với tỷ lệ 13% của tháng 3, dù vẫn thấp hơn đôi chút so với chênh lệch 37% trong tháng 2. Các doanh nghiệp được CBI khảo sát cũng bày tỏ tin tưởng doanh số bán hàng sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới, với mức tăng trưởng có thể lên cao nhất kể từ tháng 12-2010.
Tại Đức, niềm tin trong giới kinh doanh đã tăng mạnh trong tháng 4, đánh bật mọi dự đoán suy giảm của các nhà kinh tế về nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Cuộc khảo sát của hãng Ifo có uy tín đối với 7.000 công ty cho chỉ số môi trường kinh doanh là 111,2, cao hơn mức 110,7 hồi tháng 3 và cũng cao hơn mức 110,5 theo khảo sát của hãng Reuters.
Cảm nhận của giới doanh nghiệp về tình hình hiện tại ổn định ở mức 115,3 điểm, tăng nhẹ so với 115,2 điểm hồi tháng 3. Chỉ số "tin tưởng tốt hơn" cũng tăng lên 107,3 trong tháng 4, từ mức 106,4 trong tháng 3 và mức dự đoán 105,8 của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, nền kinh tế số một thế giới cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi chi tiêu cho các mặt hàng lâu bền bắt đầu gia tăng sau giai đoạn đi xuống hồi tháng 12-2013 và tháng 1 năm nay.
Số liệu từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết lượng đơn đặt hàng lâu bền đã tăng 2,6% trong tháng trước, cao hơn mức dự đoán 2% của các nhà kinh tế và cũng cao hơn mức 2% trong tháng 2.
Nhiều công ty sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư vốn được các nhà kinh tế cho là sẽ đóng vai trò then chốt quyết định liệu nền kinh tế đầu tàu thế giới này có vượt qua được ngưỡng tăng trưởng 2%/năm hay không. Một tín hiệu tích cực nữa cho nền kinh tế Mỹ là lượng đơn đặt hàng các mặt hàng phi quân sự cũng tăng 2,2% từ mức giảm 1,1% trong tháng 2.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự phục hồi ấn tượng của các nền kinh tế lớn ở châu Âu và Mỹ đã giúp nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu là Hàn Quốc đạt mức tăng trưởng 3,9% trong quý I, thành tích tốt nhất kể từ giữa năm 2011. Tăng trưởng của Hàn Quốc ổn định nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cùng gia tăng./.
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Công bố quyết định đặt tên đường Võ Nguyên Giáp và Quảng trường 7-5  (25/04/2014)
Điện Biên tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ  (25/04/2014)
Điện Biên tổ chức đại lễ cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ  (25/04/2014)
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú  (25/04/2014)
Trung Quốc cho tư nhân đầu tư vào các dự án nhà nước  (25/04/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển