Rà soát văn bản pháp luật phù hợp quy định Hiến pháp
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 23-4, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nghe báo cáo các quy định của Hiến pháp về lĩnh vực xã hội và đề xuất việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Qua rà soát sơ bộ, các luật, pháp lệnh hiện hành thuộc các lĩnh vực y tế, lao động, việc làm, ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng - tôn giáo, kể cả một số luật, pháp lệnh mới ban hành trong năm 2012 - 2013 và các luật đang chuẩn bị trình trong năm nay cho thấy về cơ bản các luật, pháp lệnh này đều phù hợp với các quy định liên quan của Hiến pháp.
Tuy nhiên, Hiến pháp có nhiều nội dung hiến định mới thể hiện tầm nhìn dài hạn đối với các lĩnh vực xã hội, đòi hỏi cần được tiếp tục cụ thể hóa. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát để bảo đảm phù hợp các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là các quy định tại Điều 14, 15, 16 của Hiến pháp. Ủy ban kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII.
Cụ thể: kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến phòng, chống mại dâm trong Bộ luật hình sự; sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa sau.
Trong nhiệm kỳ XIII và nhiệm kỳ XIV của Quốc hội xem xét văn bản điều chỉnh về tín ngưỡng, tôn giáo; sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng tập trung quy định về tiêu chuẩn lao động; nội dung quan hệ lao động sẽ điều chỉnh bằng Luật Quan hệ lao động; khẩn trương xem xét Luật Tố tụng lao động.
Nghiên cứu để nâng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thành Luật Ưu đãi người có công với nước nhằm điều chỉnh toàn diện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công phù hợp với tình hình mới; nghiên cứu ban hành Luật Trợ giúp xã hội để điều chỉnh chính sách đối với nhóm đối tượng khó khăn trong cuộc sống như trẻ em mồ côi, người tàn tật, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa…
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013 và tình hình triển khai năm 2014, các thành viên Ủy ban cho ý kiến về hai nội dung: lĩnh vực lao động việc làm, giảm nghèo, thương binh, xã hội; lĩnh vực y tế.
Một số ý kiến đề nghị cần tăng cường giám sát kết quả thực hiện các chỉ tiêu tạo việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, đào tạo nghề, đặc biệt đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp tục ưu tiên đầu tư trái phiếu Chính phủ cho các dự án thuộc lĩnh vực y tế; trong đó tập trung cho các công trình dở dang và các trạm y tế xã đã xuống cấp trầm trọng, nhất là các trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Ủy ban về các vấn đề xã hội cũng cho ý kiến về dự thảo Báo cáo hoạt động giữa hai kỳ họp (kỳ họp thứ sáu đến kỳ họp thứ bảy) và dự kiến đến cuối năm nay; tham gia thẩm tra các dự án Luật trình tại Kỳ họp thứ 7./.
Tăng cường quản lý nhà nước trong công tác giảm nghèo  (24/04/2014)
Công an thống nhất nhận thức bảo vệ an ninh quốc gia  (24/04/2014)
ASEAN và Trung Quốc tham vấn về vấn đề Biển Đông  (24/04/2014)
Thủ tướng: Giám sát, cấp cứu, điều trị kịp thời bệnh nhân sởi  (24/04/2014)
Ưu tiên xây dựng dự án luật thể chế hóa quy định Hiến pháp  (23/04/2014)
Phó Thủ tướng: Hà Giang cần phát triển kinh tế biên mậu  (23/04/2014)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên