Cần rà soát, sửa đổi cơ chế và chính sách giảm nghèo
Theo Thông báo số 143/TB-VPCP ngày 08-4 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững, định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới, diễn ra ngày 26-3 vừa qua, Phó Thủ tướng cơ bản đồng tình với nội dung đề xuất hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc có nhiều chính sách giảm nghèo trong thời gian qua là một thực tế do Việt Nam luôn mong muốn có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ người nghèo. Các chính sách được bổ sung trong nhiều năm, do đó không tránh khỏi tình trạng tản mạn, có sự trùng lặp, một số không còn phù hợp với thực tiễn hoặc lạc hậu do chậm được sửa đổi. Vì vậy cần rà soát, gom lại thành hệ thống để dễ bao quát và tổ chức thực hiện, thuận lợi cho cơ quan quản lý và người dân theo dõi, vận dụng.
Phó Thủ tướng đề nghị cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội; cần có lộ trình và tiến độ thực hiện hợp lý từ thấp đến cao, không làm gián đoạn các chính sách giảm nghèo hiện hành. Nếu phát hiện có sự chồng chéo về chính sách cần đề xuất bãi bỏ hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu chính sách thấy quá bất hợp lý phải đề xuất để sửa đổi kịp thời, không để tạo ra lãng phí ngân sách, kém hiệu quả.
Về nhiệm vụ cụ thể, Phó Thủ tướng cơ bản thống nhất với các nguyên tắc và đề xuất phân công trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo.
Đồng thời, Bộ cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất; trợ giúp pháp lý; chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ đất, tiền điện, chính sách giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng… cho các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số…
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành xác định lộ trình và kế hoạch cụ thể thực hiện các công việc được giao. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững làm đầu mối đôn đốc thực hiện, tổng hợp kết quả bước đầu báo cáo tại Hội nghị trực tuyến giảm nghèo toàn quốc./.
Thủ tướng Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (09/04/2014)
Đặc sắc Triển lãm Văn hóa trang phục ASEAN - Trung Quốc  (09/04/2014)
Cả nước hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương  (09/04/2014)
An Giang chủ động lồng ghép khoa học công nghệ với giáo dục  (09/04/2014)
Bàn giao cho Lào các tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn  (09/04/2014)
Anh dẫn đầu tăng trưởng trong G7, Nga giảm vì Ukraine  (09/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên