Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 31-3 đến ngày 06-4-2014)
TCCSĐT - Ngày 04-4-2014, Diễn đàn Quốc phòng giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ lần thứ nhất bước vào ngày làm việc cuối cùng và cũng là ngày quan trọng nhất.
Biến đổi khí hậu làm gia tăng các nguy cơ toàn cầu
Lượng khí thải nhà kính tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xung đột, đói nghèo, lũ lụt và di cư ồ ạt trong thế kỷ XXI. Ảnh: climateshifts.org
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về chống biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 31-3-2014 tại thành phố Y-ô-cô-ha-ma (Nhật Bản), lượng khí thải nhà kính tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ xung đột, đói nghèo, lũ lụt và di cư ồ ạt trong thế kỷ XXI. IPCC cho biết, nếu không được kiểm soát, khí thải nhà kính có thể gây thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ USD về tài sản và hệ sinh thái. Khí hậu càng ấm lên càng làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng khắc nghiệt, rộng khắp và không thể đảo ngược. Báo cáo được công bố sau kỳ họp 5 ngày của IPCC đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước tới nay về hậu quả của biến đổi khí hậu và đi sâu vào chi tiết về những tác động ở cấp độ khu vực.
Dựa trên những dự báo đưa ra trước đó, nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ XXI sẽ tăng khoảng 0,3 - 4,8°C. Trong khi đó, mực nước biển sẽ dâng cao khoảng từ 26 - 82 cm vào năm 2100. Theo báo cáo, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp có thể làm mất đi 0,2 - 2% thu nhập hằng năm toàn cầu. Hiện các nước thành viên Liên hợp quốc đang nỗ lực để tránh cho kịch bản này trở thành hiện thực.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO tập trung thảo luận vấn đề U-crai-na
Trong hai ngày 01 và 02-4-2014, Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại Thủ đô Brúc-xen (Bỉ), với nội dung chính xoay quanh cuộc khủng hoảng tại U-crai-na. Tại Hội nghị, phát ngôn viên NATO, bà Ô-a-na Lăng-giét-xcu (Oana Lungescu) cho biết, ngoại trưởng các nước thành viên tập trung thảo luận cuộc khủng hoảng an ninh tại châu Âu liên quan đến tình hình U-crai-na; khả năng NATO tham gia giải quyết khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này; cũng như các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác với U-crai-na.
Ngoại trưởng các nước NATO cũng thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ tập thể của 28 quốc gia liên minh dành cho U-crai-na, như tăng cường diễn tập không quân tại biển Ban-tích, xung quanh khu vực Rô-ma-ni-a và Ba Lan. NATO và U-crai-na cũng thảo luận về vấn đề tăng cường tham vấn chính trị, cũng như trợ giúp nước này cải cách hệ thống phòng thủ. Ngoài chủ đề chính, Hội nghị xem xét mối quan hệ giữa NATO với Gru-di-a, tình hình ở Áp-ga-ni-xtan, sự hợp tác giữa NATO với các nước vùng Vịnh và việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra ở Anh tháng 9 tới.
Các nước MSC tăng cường hợp tác chống ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới
Ngày 02-4-2014, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường tiểu khu vực ASEAN (MSC) về ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới lần thứ 16 đã được tổ chức tại Bru-nây, với sự tham dự của các nước Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Thái Lan. Hội nghị nhất trí cho rằng các nước MSC cần thận trọng và có các biện pháp bổ sung phòng ngừa cháy rừng, trong bối cảnh Trung tâm khí tượng ASEAN (ASMC) dự báo lượng mưa sẽ dưới mức trung bình tại hầu hết các khu vực phía Nam cho đến đầu tháng 10 tới và hiện tượng En Ni-nô có thể phát triển trong nửa cuối năm nay sẽ làm trầm trọng thêm các điều kiện thời tiết khô hạn, dẫn tới gia tăng các điểm nóng có nguy cơ gây cháy rừng. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp kiểm soát cháy rừng giữa các quốc gia liên quan, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm nhằm cải thiện cơ chế quốc gia và khu vực để giảm thiểu cháy rừng trong điều kiện thời tiết bất lợi, như hiện tượng khô hạn bất thường trong quý I vừa qua đã dẫn đến các vụ cháy rừng nghiêm trọng tại một số nước trong khu vực.
Hội nghị xem xét tiến độ thực hiện Dự án Phục hồi chức năng và sử dụng bền vững các khu rừng đất than bùn ở Đông Nam Á (được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ) và Dự án SEApeat (được Liên minh châu Âu tài trợ), bao gồm các hoạt động khác nhau được thực hiện thí điểm tại In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam; ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện Chương trình ASEAN về quản lý bền vững hệ sinh thái đất than bùn 2014-2020; khẳng định quản lý bền vững các khu vực có nguy cơ cháy cao, đặc biệt là vùng đất than bùn, vẫn là một ưu tiên hàng đầu trong phòng chống cháy rừng, ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Lãnh đạo EU, AU nhất trí hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Ngày 03-4, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) lần thứ tư đã bế mạc tại Brúc-xen (Bỉ). Theo tuyên bố bế mạc Hội nghị, các nhà lãnh đạo EU - AU đã thông qua lộ trình hợp tác giai đoạn 2014 - 2017, theo đó vạch rõ những ưu tiên và thống nhất biện pháp thực hiện các hoạt động phối hợp vì lợi ích của hai bên. Các lĩnh vực hợp tác bao gồm hòa bình và an ninh; dân chủ và quyền con người; phát triển con người; hội nhập khu vực, phát triển toàn diện và bền vững; các vấn đề toàn cầu và mới nổi. Hội nghị thượng đỉnh EU - AU lần thứ tư quy tụ khoảng 80 nhà lãnh đạo của hai châu lục với chương trình nghị sự chủ yếu tập trung các vấn đề an ninh, hợp tác kinh doanh và biến đổi khí hậu.
Ngoài các vấn đề nêu trên, vấn đề nhập cư cũng được các bên đặc biệt quan tâm. Lãnh đạo EU và AU đều nhất trí sẽ chấm dứt tình trạng nhập cư trái phép từ châu Phi sang châu Âu, đồng thời tìm kiếm biện pháp ngăn chặn vấn nạn buôn người. Bên cạnh đó, lãnh đạo hai châu lục cam kết tăng cường trợ giúp Cộng hòa Trung Phi giải quyết bạo lực đang lan rộng. Tuyên bố của lãnh đạo hai châu lục được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua xảy ra một số vụ chìm tàu chở người tỵ nạn từ nhiều nước châu Phi vào châu Âu, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ước tính, trong vòng 20 năm qua, đã có khoảng 17.000 - 20.000 người đã thiệt mạng trên Địa Trung Hải khi tìm cách vượt biển vào châu Âu.
Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN
Mỹ và ASEAN nhất trí xác định thảm họa thiên nhiên cũng là một yếu tố liên quan chặt chẽ với an ninh trong thế kỷ XXI. Ảnh: TTXVN
Ngày 04-4-2014, Diễn đàn Quốc phòng giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ lần thứ nhất bước vào ngày làm việc cuối cùng và cũng là ngày quan trọng nhất. Trong ngày làm việc tại khu nghỉ dưỡng Ca-la-ha trên bờ biển Thái Bình Dương thuộc đảo Hô-nô-lu-lu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel) và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã có cuộc thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về một loạt các vấn đề liên quan tới quốc phòng và an ninh. Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc Diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ C. Hây-gơ cho biết, Diễn đàn Quốc phòng Mỹ - ASEAN lần đầu tiên diễn ra trên lãnh thổ nước Mỹ là cơ hội lớn để Mỹ với các quốc gia châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức mới trong thế kỷ XXI. Diễn đàn cũng là một cột mốc lịch sử đánh dấu sự gắn kết và can dự ngày càng gia tăng của Mỹ với ASEAN, và cũng là minh chứng cho thấy vai trò quan trọng của các nước ASEAN trong việc duy trì sự ổn định và hòa bình của khu vực.
Bộ trưởng C. Hây-gơ cho biết, tại Diễn đàn lần này, Mỹ và ASEAN nhất trí xác định thảm họa thiên nhiên cũng là một yếu tố liên quan chặt chẽ với an ninh trong thế kỷ XXI. Thách thức này đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Mỹ và ASEAN, cần phải tăng cường hợp tác với nhau. Theo ông, trong ba ngày diễn ra diễn đàn, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN đã thảo luận hàng loạt vấn đề, trong đó có việc hợp tác hàng hải và cách thức giải quyết các căng thẳng ở Biển Đông. Bộ trưởng C. Hây-gơ kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải dựa trên luật pháp và các nguyên tắc ứng xử quốc tế, đồng thời khẳng định việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và ASEAN không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào./.
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam  (07/04/2014)
Việt Nam - Pháp nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế  (07/04/2014)
"Đông Á trở thành khu vực phát triển nhanh nhất thế giới"  (07/04/2014)
Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động trao đổi hải quân  (07/04/2014)
Việt Nam - Lào thúc đẩy dự án phát triển khu vực biên giới  (07/04/2014)
Quảng Trị và tỉnh Salavan thúc đẩy hợp tác toàn diện  (07/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên