Hà Nội: 2014 là “Năm trật tự và văn minh đô thị”
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, năm 2013, thành phố Hà Nội đã đưa vào sử dụng 7 cầu vượt kết cấu thép tại các nút giao thông trọng điểm, 9 công trình: đường Vành đai I đoạn ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, cầu Yến Vỹ - huyện Mỹ Đức, đường Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng; cầu vượt nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân; cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (nút Daewoo); Cầu Khỉ; Cầu Giẽ trên Quốc lộ 1A cũ; đường 16 Sóc Sơn. Hoàn thành các cầu cho người đi bộ qua đường (cầu đi bộ khu nhà Công nghiệp Bắc Thăng Long, cầu đi bộ trên phố Thái Hà, cầu đi bộ trên đường Nguyền Văn Huyên và 3 cầu đi bộ trên đường Nguyễn Trãi). Tập trung thi công đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, thi công ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Đầu tư xây dựng tuyến buýt BRT Kim Mã - Hà Đông đã thi công hợp phần tuyến đường buýt nhanh BRT đoạn từ đường Láng đến đường Khuất Duy Tiến.
Cũng trong năm 2013, TP. Hà Nội đã tập trung phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm như: cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông v.v... Tăng cường chỉ đạo công tác duy tu, duy trì các tuyến đường (gồm cả vỉa hè), xử lý các “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông.
Để đảm bảo tổ chức giao thông và trật tự đô thị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội tiếp tục triển khai phân làn, phân luồng phương tiện trên một số tuyến phố; tổ chức các cặp đường giao thông một chiều. Chỉ đạo quyết liệt công tác sắp xếp lại các điểm trông giữ phương tiện, kiểm tra, giải toả các trường hợp lấn chiếm hè phố, lòng đường; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; Tăng cường công tác gác trực tại 16 vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt không có chắn; cải tạo, bổ sung các biện pháp cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông (lắp đặt barie, vuốt nối, bổ sung biển báo...) trên 14 vị trí đường ngang giao cắt đường sắt trên địa bàn huyện Thường Tín, Phú Xuyên.
Về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải công cộng, TP. Hà Nội đã tập trung rà soát, chấn chỉnh hoạt động quản lý vận tải, nhất là vận tải hành khách liên tỉnh. Đã sắp xếp lại hoạt động vận tải tại các Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Yên Nghĩa,... xử lý nghiêm các bến xe cóc, xe dù. Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách bằng xe buýt. Vận tải hành khách bằng xe buýt năm 2013 được 686 triệu lượt hành khách, mở thêm 03 tuyến xe buýt, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Với việc triển khai quyết liệt các biện pháp, trong năm 2013, các điểm thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc, giảm 16 điểm (-28%); không có điểm ùn tắc kéo dài trên 30 phút. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2012: Toàn Thành phố xảy ra 2.252 vụ, làm 626 người chết, 2.008 người bị thương, so với năm 2012 giảm 217 vụ = 8,8%, giảm 37 người chết = 5,58%, giảm 91 người bị thương = 4,3%.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Khôi cho biết: Thành phố đã lấy năm 2014 là “Năm trật tự và văn minh đô thị” và triển khai chủ đề năm An toàn giao thông 2014 là “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo để đạt được mục tiêu: giảm 10% số vụ ùn tắc giao thông, giảm từ 5-10% số vụ tai nạn giao thông, không để ùn tắc kéo dài hơn 30 phút. Tăng từ 5-7% lượt hành khách đi lại bằng phương tiện công cộng. Tiếp tục tuyên truyền vận động nâng cao ý thức người tham gia giao thông, kết hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông. Tham gia với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải; về điều kiện kinh doanh vận tải, nhất là vận tải đường bộ liên tỉnh. Triển khai Đề án thí điểm hệ thống quản lý giao thông thông minh trên Đại lộ Thăng Long; Đề án quản lý hệ thống giao thông nông thôn, Đề án rà soát sắp xếp mạng lưới cảng bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, Thành phố sẽ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các tuyến đường hướng tâm và đường vành đai: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác - đê Nguyễn Khoái và đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ - Cầu Giấy - Voi Phục); Đường Vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng, đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở và đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy); Đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở; Đường Trần Phú - Kim Mã. Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội, đường sắt số 02 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; các tuyến đường theo phương thức BT, BOT; triển khai xây dựng thêm các cầu vượt cho người đi bộ, các bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố (nhất là khu vực nội đô) theo kế hoạch.
Cùng với đó, UBND TP. Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông và Yên Viên - Ngọc Hồi, dự án cầu Nhật Tân, đường nối cầu Nhật Tân - Nội Bài, Nhà ga hành khách T2, v.v... Thực hiện tốt chương trình chống ùn tắc giao thông: tập trung giải quyết khu vực Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của và trên tuyến Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý vận tải, đặc biệt là vận tải liên tỉnh…/.
Trên 4.000 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 20 qua Lâm Đồng  (12/01/2014)
"Chủ nhật Đỏ" - Ngày hội hiến máu cứu người  (12/01/2014)
Đồng Nai: Phong phú lễ hội đường hoa Trấn Biên đón Tết  (12/01/2014)
Người biểu tình bắt đầu huy động lực lượng tại Bangkok  (12/01/2014)
Mong có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Haiti  (12/01/2014)
Chính thức ra mắt Ban liên lạc người Việt tại Malaysia  (12/01/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên