"Tái lập Ban Kinh tế Trung ương là chủ trương đúng đắn"
Tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị đại diện các cơ quan, ban, ngành tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả nổi bật trong công tác mà Ban Kinh tế Trung ương đã đạt được trong năm vừa qua đồng thời đóng góp ý kiến để Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
Khẳng định việc tái lập Ban Kinh tế Trung ương là chủ trương đúng đắn và hết sức cần thiết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ Đảng lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó kinh tế là trung tâm, đóng vai trò nền tảng, kinh tế phải đi hàng đầu.
Nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề mới đặt ra, trong khi chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, nhiều việc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm... Thực tế cho thấy, rất cần có một cơ quan giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc đề ra các chủ trương, đường lối, quan điểm đúng đắn về kinh tế - xã hội đồng thời kiểm tra giám sát việc thể chế hóa, cụ thể hóa, bảo đảm chấp hành đúng các chủ trương, đường lối, quan điểm tư tưởng của Đảng trong thực tế cuộc sống.
Bởi vậy, Ban Kinh tế Trung ương được tái lập nhằm thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu đề xuất, thẩm định, kiểm tra giám sát những vấn đề lớn, mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội.
Tổng Bí thư đánh giá cao những kết quả công tác của Ban Kinh tế Trung ương trong năm vừa qua, trong điều kiện vừa tái lập, gặp nhiều khó khăn, nhưng với phương pháp làm việc tương đối khoa học, bài bản, Ban Kinh tế Trung ương đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận.
Về phương hướng nhiệm vụ năm 2014 và các năm tiếp theo, Tổng Bí thư nhấn mạnh, Ban Kinh tế Trung ương cần hiểu rõ sứ mệnh lịch sử, vai trò quan trọng của mình, với tư cách là cơ quan tham mưu chiến lược, cơ quan nghiên cứu, đề xuất hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, là tai mắt, bộ phận cấu thành bộ não của Trung ương về kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng mặt chính trị của kinh tế, không đi vào kỹ thuật, cụ thể, gắn chặt kinh tế với xã hội, xã hội với kinh tế.
Trên cơ sở nắm vững các chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Kinh tế Trung ương cần tập trung thực hiện thật tốt 3 nhiệm vụ lớn: Nghiên cứu đề xuất, thẩm định các đề án, báo cáo, tờ trình và kiểm tra giám sát... Muốn vậy, Ban Kinh tế Trung ương cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, thiết lập chế độ làm việc, hoàn thiện các quan hệ công tác, quy chế công tác với các cơ quan Trung ương và địa phương, các cơ quan hữu quan, cơ quan phối hợp...
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý năm 2014 là năm thứ 4 thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, tập trung chuẩn bị Đại hội XII của Đảng, nhiệm vụ hết sức quan trọng là tổng kết 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Ban Kinh tế Trung ương cần hết sức quan tâm tham gia công tác tổng kết.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và thực tiễn cho thấy có nhiều vấn đề mới về kinh tế - xã hội đang đặt ra, cần tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất các chủ trương, định hướng mới trong giai đoạn tiếp theo, chuẩn bị cho Đại hội XII của Đảng.
Trong đó có nhiều vấn đề lớn và khó, như thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... cần làm rõ tiêu chí, mô hình và cách đi.
Tổng Bí thư yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương bám sát chương trình, kế hoạch công tác, làm tốt nhiệm vụ thẩm định các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong năm 2014; đảm bảo tiến độ và nâng cao chất lượng, hàm lượng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trong các báo cáo thẩm định.
Tổng Bí thư chỉ rõ hoạt động kiểm tra giám sát của Ban Kinh tế Trung ương không phải là kiểm tra đôn đốc thực hiện, mà là kiểm tra giám sát việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, bảo đảm thực hiện đúng các chủ trương, Nghị quyết của Đảng trong thực tế cuộc sống.
Về phương pháp công tác, tổ chức công việc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần hết sức coi trọng nghiên cứu gắn với tổng kết thực tiễn, kết hợp hoạt động nghiên cứu của Ban Kinh tế Trung ương với việc thu hút, tổng hợp, chắt lọc kết quả nghiên cứu của các cơ quan hữu quan.
Ban Kinh tế Trung ương là đầu mối thu hút, tập hợp, tổng hợp, trưng cất chất xám, trí tuệ, kết quả nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị khác về các vấn đề kinh tế - xã hội... để cung cấp những thông tin có chất lượng cao nhất cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Muốn vậy, Ban Kinh tế Trung ương cần chủ trì phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu...
Tổng Bí thư yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương cần tập trung xây dựng nội bộ thành một tập thể đoàn kết mạnh, thống nhất cao, dân chủ phát huy trí tuệ.
Mỗi cán bộ của Ban vừa là cán bộ khoa học, vừa là cán bộ chính trị, phải là những chuyên gia hàng đầu, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tầm nhìn xa rộng, có trình độ lý luận và am hiểu thực tiễn, có phương pháp tư duy biện chứng, đúng mức, khách quan, có cách làm việc hợp lý. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải thực sự gương mẫu, thực sự có tâm huyết, trách nhiệm, có bản lĩnh dũng khí, dám bảo vệ cái đúng và uốn nắn bác bỏ cái sai.
Tổng Bí thư mong muốn Ban Kinh tế Trung ương thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dung Đảng hiện nay" gắn với Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư đã trả lời từng kiến nghị của Ban Kinh tế Trung ương và nhấn mạnh, mỗi kiến nghị đề xuất cần được bàn bạc thấu đáo, chuẩn bị kỹ lưỡng, việc gì chín thì làm, chắc chắn và có hiệu quả.
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Ban từ ngày thành lập đến nay, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014 và việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, của đồng chí Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại buổi làm việc, trong bối cảnh vừa được tái lập, biên chế cán bộ còn thiếu, điều kiện làm việc khó khăn, tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên của Ban đã nêu cao tinh thần đoàn kết, bám sát chức năng, nhiệm vụ, chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương và yêu cầu công tác Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2013.
Ban Kinh tế Trung ương đã khẩn trương kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, tuyển chọn cán bộ, xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động, lề lối làm việc, sớm đặt nền móng hợp tác ổn định với các cơ quan nghiên cứu và quản lý, tranh thủ sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan Trung ương, địa phương và nhiều cơ sở.
Ban Kinh tế Trung ương cũng đã triển khai thực hiện một cách toàn diện các nhiệm vụ chính trị được giao; tổ chức triển khai thực hiện 12 nhiệm vụ nghiên cứu theo kế hoạch, trong đó có báo cáo nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2011-2013, mục tiêu và giải pháp trong 2 năm 2014-2015; Đề án “Đánh giá chính sách an sinh xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội và giải pháp”...
Về công tác thẩm định, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành 100% và đúng tiến độ yêu cầu 15 đề án trình Hội nghị Trung ương 7, 8 và trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các đề án nghiên cứu, báo cáo thẩm định của Ban đều được thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao và hoàn thành đúng tiến độ.
Nội dung báo cáo không chỉ thể hiện kết quả nghiên cứu của Ban, mà còn quy tụ được trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên, các nhà khoa học của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, sự tham gia đóng góp của các ban, ngành, địa phương, tham khảo các bài học kinh nghiệm quốc tế, bước đầu đáp ứng được yêu cầu về chất lượng tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Các lĩnh vực công tác khác của Ban cũng đã được triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và cả những công việc đột xuất./.
Giao lưu “Mùa xuân cho em” tôn vinh các tấm lòng vàng  (11/01/2014)
Vinh danh 105 doanh nghiệp, doanh nhân văn hóa 2013  (11/01/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp lãnh đạo Quốc hội Hàn Quốc  (11/01/2014)
Coi trọng quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Campuchia  (11/01/2014)
Chủ tịch nước thăm, kiểm tra tuyến biên giới Cao Bằng  (11/01/2014)
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy những việc làm sai trái  (10/01/2014)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên