Những sự kiện nổi bật trên thế giới trong năm 2013
23:30, ngày 06-01-2014
TCCSĐT - Năm 2013 được giới nghiên cứu chính trị quốc tế gọi bằng những cái tên khác nhau như “năm của nước Nga” do những sáng kiến của Tổng thống V. Pu-tin về vũ khí hóa học của Xy-ri cũng như vai trò của Nga tại 2 diễn đàn lớn G8 và G20, hoặc “năm của những dịch chuyển lớn về địa - chính trị”, “năm thế giới đứng bên bờ vực chiến tranh lớn”... Nhìn tổng thể, năm 2013 đã để lại dấu ấn khó quên trong lịch sử loài người.
1. Đại hội đồng Liên hợp quốc để lại dấu ấn lịch sử năm 2013
Khóa họp lần thứ 68 khai mạc ngày 24-9-2013 có sự tham dự của nhiều tổng thống, thủ tướng các nước thành viên với chủ đề “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015”, đã để lại dấu ấn lịch sử với những quyết định quan trọng. Đó là Nghị quyết số 2118 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về Xy-ri, có ý nghĩa lịch sử vì đã hoàn toàn loại trừ nguy cơ chiến tranh xâm lược Xy-ri - một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên hợp quốc. Cũng tại Khóa họp lần thứ 68, Mỹ tuyên bố chính thức tham gia Hiệp ước buôn bán vũ khí toàn cầu; Nhóm các nước đang phát triển thể hiện vai trò then chốt trong tầm nhìn phát triển thế giới sau năm 2015; lãnh đạo Mỹ và I-ran có cuộc tiếp xúc lịch sử. Đặc biệt, tại Kỳ họp năm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu với thông điệp “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo” tại Phiên thảo luận chung tại Diễn đàn. Bài phát biểu này được dư luận quốc tế đánh giá cao bởi ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thời đại cấp thiết mà Việt Nam muốn gửi tới cộng đồng quốc tế.
Một sự kiện quốc tế quan trọng liên quan tới Việt Nam trong năm 2013 là Đại hội đồng Liên hợp quốc tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung 14 quốc gia thành viên mới trong tổng số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016. Với số phiếu ủng hộ 184 trên tổng số phiếu bầu 192, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử trong nhiệm kỳ 3 năm (2014 - 2016) cùng với các nước Nga, Trung Quốc, Cu-ba, Anh, Pháp, An-giê-ri, A-rập Xê-út, Man-đi-vơ, Mác-xê-đô-ni-a, Mê-hi-cô, Ma-rốc-cô, Na-mi-bi-a và Nam Phi. Tuy là quốc gia lần đầu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhưng Việt Nam đã giành được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của các nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được.
2. Nguy cơ chiến tranh lớn ở Xy-ri được hóa giải
Mượn cớ “Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định phát động chiến tranh “trừng phạt Xy-ri”, một quyết định có thể đẩy khu vực Trung Đông vào chảo lửa một cuộc chiến tranh lớn. Đứng trước nguy cơ đó, ngày 09-9-2013, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp đã đưa ra đề xuất Xy-ri giao nộp kho vũ khí hóa học để đổi lấy việc tránh một cuộc tấn công quân sự. Đề xuất của Nga là một giải pháp kịp thời, khôn ngoan, giúp tháo ngòi nổ chiến tranh đang cận kề quốc gia Trung Đông này và ngay lập tức được Xy-ri chấp nhận và được phản hồi tích cực từ Liên hợp quốc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở sáng kiến này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 2118, trong đó khẳng định lộ trình huỷ bỏ vũ khí hoá học của Xy-ri vào cuối năm 2014; bất cứ hành động can thiệp quân sự nào vào Xy-ri, dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ lý do gì, đều phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Như vậy, Nghị quyết số 2118 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Xy-ri đã hoàn toàn loại bỏ nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Hiện nay, lộ trình hủy bỏ vũ khí hóa học của Xy-ri đang được các chuyên gia Liên hợp quốc thực thi có hiệu quả.
3. Đột phá trong tiến trình hóa giải “hồ sơ hạt nhân” của I-ran
Sau gần 5 ngày đàm phán căng thẳng, ngày 24-11-2013, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), I-ran và nhóm P5+1 (gồm Đức và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc) đạt được thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran, theo đó cộng đồng quốc tế công nhận I-ran có quyền làm giàu u-ra-ni vì mục đích hòa bình, không theo đuổi tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân. Cũng trong ngày 24-11-2013, Nhà Trắng đã công bố các nội dung chính của thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được. Nhóm P5+1 sẽ thành lập một ủy ban chung để làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và giám sát việc thực thi thỏa thuận này, trong đó có giám sát quy mô hoạt động làm giàu u-ra-ni nhằm loại bỏ khả năng ứng dụng quân sự của chương trình hạt nhân của I-ran.
4. Tổ chức Thương mại thế giới đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử
Ngày 07-12-2013, Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 9 tại In-đô-nê-xi-a đã đạt được sự đồng thuận về gói cam kết thương mại Ba-li. Đây là bước đột phá mang tính lịch sử đối với WTO nhằm khai thông các vòng đàm phán Đô-ha về tự do hóa thương mại toàn cầu từng bị bế tắc suốt 12 năm qua. Thỏa thuận bao gồm những cam kết nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại. Nếu thỏa thuận này được thực thi, nó có thể đem lại 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 21 triệu việc làm. Theo Tổng Giám đốc WTO Rô-béc-tô A-dê-vê-đô (Roberto Azevedo), thỏa thuận là một bước tiến quan trọng tiến tới hoàn thành vòng đàm phán Đô-ha nhắm tới việc dỡ bỏ những rào cản thương mại và thiết lập khung ràng buộc về nguyên tắc thương mại công bằng cho cả các nước giàu và nghèo trên thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, WTO đã khai thông được sự bế tắc lớn.
5. Các biến động chính trị gây chấn động thế giới ở Ai-cập và U-crai-na
Cuộc lật đổ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohammed Morsi) ngày 03-7-2013 đánh dấu sự phá sản chủ trương chiến lược của Mỹ sử dụng Hồi giáo chính trị như một công cụ để thực hiện Đề án Trung Đông Lớn đầy tham vọng, dẫn tới sự dịch chuyển địa - chính trị lớn ở Trung Đông. Sau sự kiện này, Mỹ không chỉ mất ảnh hưởng đối với Ai Cập mà còn đối với các đồng minh chiến lược như A-rập Xê-út và I-xra-en. Còn Nga bắt đầu lấy lại ảnh hưởng ở Ai Cập, thể hiện ở cuộc đối thoại chưa từng có theo công thức 2+2 gồm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Ở U-crai-na, quyết định của Tổng thống U-crai-na, ông Y-a-nu-cô-vích, tạm ngừng ký Hiệp định liên kết U-crai-na với Liên minh châu Âu (EU) ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh "Đối tác phương Đông" tổ chức vào ngày 28-11-2013 tại thủ đô Vin-nhút của Cộng hòa Lít-va, đã gây ra làn sóng phản ứng cả ở U-crai-na, Mỹ và nhiều nước châu Âu, làm bộc lộ bản chất ván cờ địa-chính trị lớn trên lục địa Á-Âu đã từng được ông Z.Bre-din-xki (Z.Brezinski) - người đã từng là Cố vấn An ninh quốc gia của nguyên Tổng thống Mỹ Gi-mi Ca-tơ (Jimi Carter), dự báo trong chuyên luận nổi tiếng có tựa đề “Bàn cờ lớn” ấn hành vào năm 1997: “Để mất U-crai-na, Nga chỉ còn là một nước lớn. Còn giữ được U-crai-na, Nga sẽ trở thành siêu cường. Trật tự thế giới mới với vai trò bá chủ của Mỹ sẽ được hình thành để chống lại Nga và dựa trên “các mảnh vỡ” từ sự sụp đổ của nước Nga. Đối với Mỹ, U-crai-na là tiền đồn của phương Tây không để Nga phục hồi vị thế siêu cường như Liên Xô trước đây”.
6. Căng thẳng leo thang tới mức đáng lo ngại ở Đông Bắc Á
Lịch sử quan hệ giữa Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ trong những thập niên gần đây chưa bao giờ căng thẳng như những tháng đầu năm 2013, khởi đầu từ sự kiện Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đẩy tầm xa mang vệ tinh vào ngày 12-12-2012. Sau sự kiện này, hàng loạt biến động liên tiếp diễn ra trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2013 đã đẩy khu vực này tới bên bờ một cuộc chiến tranh lớn. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un tuyên bố rằng: Triều Tiên đã “chuyển sang tình trạng thời chiến” với Hàn Quốc, rằng “Triều Tiên sẽ tiến công đối phương trong trường hợp bị khiêu khích” và “sẽ sử dụng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân để tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ”. Tuy nhiên, đúng vào lúc “điểm nóng” Triều Tiên đang sôi sục, thì ngày 24-5-2013, Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên Chô Ri-âng Hê (Choe Ryong-hae) và là Đặc sứ của Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng Un đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc. Sau chuyến thăm này, tình trạng chiến tranh được hạ nhiệt.
Cũng ở Đông Bắc Á, ngày 23-11-2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm không phận trên các nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh chiến lược của Mỹ. Cuối cùng cả Oa-sinh-tơn, Tô-ki-ô và Xơ-un đều ra tuyên bố không chấp nhận AIDZ của Trung Quốc và coi đây là “hành động khiêu khích” đối với Mỹ. Oa-sinh-tơn còn ra tuyên bố yêu cầu Bắc Kinh không được thiết lập AIDZ ở những khu vực khác. Sau hành động này của Trung Quốc, Nhật Bản quyết định thành lập Hội đồng An ninh quốc gia và tăng ngân sách quốc phòng trong những năm tới để củng cố khả năng phòng thủ quốc gia. Đáng chú ý là, quyết định này của Trung Quốc diễn ra chỉ 3 ngày sau khi vào ngày 20-11-2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo ý định chuyển nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá gần 3.600 tỷ bằng USD đầy rủi ro sang các ngoại tệ khác có giá trị bền vững hơn theo chiến lược gồm 3 giai đoạn nhằm đưa đồng Nhân dân tệ lên vị thế toàn cầu, tương tự như USD. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Mỹ, Pôn Crây Rô-bớt (Paul Creig Robert), thông báo này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng nhất đối với vị thế toàn cầu của USD.
7. Tiết lộ bí mật về hệ thống do thám toàn cầu của Mỹ
Trong năm 2013 đã xảy ra vụ “xì-căng-đan” lịch sử liên quan tới hệ thống do thám trên phạm vi toàn thế giới của Mỹ, chứng tỏ trong khuôn khổ chương trình giám sát toàn cầu PRISM, NSA và Cục điều tra liên mang Mỹ (FBI) tiến hành do thám gần như tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả các đồng minh như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, I-xra-en... Theo tiết lộ của Ét-uốt Xnâu-đân (Edward Snowden), cựu nhân viên tình báo Mỹ, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông khổng lồ ở Mỹ như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, Google, PalTalk, AOL, Skype, YouTube đã bị CIA và NSA trực tiếp xâm nhập theo chương trình PRISM nhằm kiểm soát mọi động thái kinh tế, chính trị - xã hội và quân sự - an ninh trong và ngoài nước Mỹ. Vụ “xì-căng-đan” tình báo này đã làm mờ nhạt hình ảnh của nước Mỹ như là “biểu tượng của thế giới tự do” và đẩy quan hệ giữa Oa-sinh-tơn với phần còn lại của thế giới vào sự nghi kỵ và mất tin tưởng.
8. Thỏa thuận quan trọng tại Hội nghị về biến đối khí hậu toàn cầu
Diễn ra dưới tác động của siêu bão Hai-an đổ bộ vào Phi-líp-pin, Hội nghị thường niên của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 19) được tổ chức tại Vác-xa-va (Ba Lan) từ ngày 11 đến ngày 22-11-2013, thu hút sự tham gia của hơn 9.000 đại biểu đến từ các nước trên thế giới với lịch trình làm việc dày đặc nhằm tìm kiếm những giải pháp hiệu quả chống biến đổi khí hậu. Ngày 23-11-2013, sau nhiều ngày tranh luận căng thẳng, đại diện các nước tham dự COP19 đã đạt được sự nhất trí về một số nguyên tắc chính cho thỏa thuận mới chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu dự kiến sẽ được ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực sau năm 2020. Theo đó, Hội nghị nhất trí tất cả các nước, chứ không riêng những nước giàu, sẽ có những đóng góp riêng nhằm góp phần cắt giảm khí thải CO2. Ngoài ra, các nước phải đưa ra kế hoạch cắt giảm khí thải của mình vào quý I năm 2015 để chuẩn bị cho việc ký thỏa thuận vào cuối năm tới tại Hội nghị ở Pa-ri (Pháp). Đây là thỏa thuận đầu tiên ràng buộc tất cả các quốc gia hạn chế lượng khí thải độc hại thải ra bầu khí quyển Trái đất. Hội nghị lần này còn nhất trí thiết lập cơ chế giúp các nước dễ bị tổn hại vì những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, tại Hội nghị, các nước phát triển đã không đưa ra cam kết nào về việc viện trợ cho các nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cũng không có nước phát triển nào đưa ra hành động mạnh mẽ hơn về cắt giảm khí thải, thậm chí Nhật Bản còn hạ thấp mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020 với lý do họ phải đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân, nên phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
9. Siêu bão Hai-an
Do tác động của biến đổi khí hậu, hành tinh của chúng ta chứng kiến ngày một nhiều hơn sự thay đổi bất thường của thời tiết và biểu hiện rõ ràng hơn cả là siêu bão Hai-an đổ bộ vào Phi-líp-pin trong tháng 11-2013, với tốc độ gió giật lên đến 378 km/h, với độ rộng phạm vi ảnh hưởng của bão Haiyan lên tới 595 km. Đây là cơn bão mạnh nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua, gây ra thiệt hại khủng khiếp đối với Phi-líp-pin. Theo ước tính của Liên hợp quốc, có 9,8 triệu người dân của quốc gia này bị ảnh hưởng, trong số này có 4,9 triệu trẻ em và 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng; 4.200 người chết; 12.501 người bị thương; 1.186 người vẫn đang mất tích sau bão; 3 triệu người mất nhà cửa; 2,5 triệu người đang cần cứu trợ về lương thực; 494.611 nhà cửa đã bị siêu bão phá hủy hoàn toàn hoặc làm hư hại; 628 trường học bị hư hại sau bão. Thiệt hại kinh tế do bão Haiyan gây ra đối với Philippines lên tới trên 14 tỷ USD.
10. Thế giới chia tay với Đại tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp, cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết
Năm 2013 thế giới chia tay với ba nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam, cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết.
Kể từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần vào ngày 04-10-2013 tới nay, báo chí nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ, Pháp, Anh đến các nước Mỹ La-tinh, châu Phi, Trung Đông… liên tục đăng bài viết và hình ảnh ca ngợi ông là nhà chiến lược quân sự kiệt xuất, tầm cỡ thế giới, cống hiến cho các dân tộc bị áp bức một kho tàng lý luận quân sự được chứng minh qua những chiến thắng lịch sử lẫy lừng như Điện Biên Phủ đánh bại thực dân Pháp, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ; chiến thắng đế quốc Mỹ, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới. Nhiều tờ báo lớn ở Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc đã có các bài viết bày tỏ sự trân trọng vị danh tướng rất được yêu mến, kính trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, là một trong những hình tượng lớn nhất của thế kỷ XX.
Năm 2013, thế giới còn chia tay với một nhân vật huyền thoại khác. Đó là cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la, mất ngày 05-12-2013. Ông là người đã đưa Nam Phi thoát khỏi chủ nghĩa phân chủng tộc A-pác-thai và trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước này vào năm 1994. Ông là biểu tượng của cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, là một trong những nhân vật chính trị kiệt xuất trong thế kỷ XX, người đã hy sinh tự do của mình để giành lại tự do cho người khác, là “một nguồn sáng vĩ đại đã tắt”. Nen-xơn Man-đê-la đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn 40 năm, trong đó có Giải Nô-ben Hòa bình năm 1993. Gần 100 lãnh đạo các nước tới Nam Phi để tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la chiều 10-12-2013.
Năm 2013, Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh và nhiều nước trên thế giới phải ngậm ngùi chia tay với cựu Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, ông U-gô Cha-vết, qua đời vào ngày 05-03, vừa đúng 5 tháng sau khi tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử định mệnh tháng 10-2012. Ông qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng trong sự tiếc thương của lãnh đạo và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la cũng như của nhiều nước Mỹ La-tinh và trên thế giới, còn Phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh và mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la bị một tổn thất lớn. Từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước (năm 1998), Tổng thống U-gô Cha-vết được báo giới và chính khách nước ngoài bình chọn “là hiện tượng trong đời sống chính trị khu vực Mỹ La-tinh” bởi những tư tưởng và tuyên bố của ông nhằm đưa Vê-nê-xu-ê-la phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tại Diễn đàn xã hội thế giới lần thứ 5 (01-2005), ông U-gô Cha-vết tuyên bố cương lĩnh xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Theo ông, “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” phải dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, bác ái, yêu thương, công lý, tự do và bình đẳng, sẽ được xây dựng theo phương thức “vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên trì từng ngày chứ không thể định trước được”. Nhiều nước ở Mỹ La-tinh đang nỗ lực xây dựng mô hình phát triển mới theo con đường “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” như Ni-ca-ra-goa, Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-qua-đo… ./.
Khóa họp lần thứ 68 khai mạc ngày 24-9-2013 có sự tham dự của nhiều tổng thống, thủ tướng các nước thành viên với chủ đề “Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015”, đã để lại dấu ấn lịch sử với những quyết định quan trọng. Đó là Nghị quyết số 2118 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về Xy-ri, có ý nghĩa lịch sử vì đã hoàn toàn loại trừ nguy cơ chiến tranh xâm lược Xy-ri - một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên hợp quốc. Cũng tại Khóa họp lần thứ 68, Mỹ tuyên bố chính thức tham gia Hiệp ước buôn bán vũ khí toàn cầu; Nhóm các nước đang phát triển thể hiện vai trò then chốt trong tầm nhìn phát triển thế giới sau năm 2015; lãnh đạo Mỹ và I-ran có cuộc tiếp xúc lịch sử. Đặc biệt, tại Kỳ họp năm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu với thông điệp “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo” tại Phiên thảo luận chung tại Diễn đàn. Bài phát biểu này được dư luận quốc tế đánh giá cao bởi ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thời đại cấp thiết mà Việt Nam muốn gửi tới cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đọc tham luận tại Khóa họp lần thứ 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc |
Một sự kiện quốc tế quan trọng liên quan tới Việt Nam trong năm 2013 là Đại hội đồng Liên hợp quốc tiến hành bỏ phiếu bầu bổ sung 14 quốc gia thành viên mới trong tổng số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016. Với số phiếu ủng hộ 184 trên tổng số phiếu bầu 192, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử trong nhiệm kỳ 3 năm (2014 - 2016) cùng với các nước Nga, Trung Quốc, Cu-ba, Anh, Pháp, An-giê-ri, A-rập Xê-út, Man-đi-vơ, Mác-xê-đô-ni-a, Mê-hi-cô, Ma-rốc-cô, Na-mi-bi-a và Nam Phi. Tuy là quốc gia lần đầu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhưng Việt Nam đã giành được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của các nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68, thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu về nhân quyền mà Việt Nam đã đạt được.
2. Nguy cơ chiến tranh lớn ở Xy-ri được hóa giải
|
Các nước nhất trí thông qua nghị quyết về vũ khí hóa học Xy-ri tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc |
Mượn cớ “Quân đội Xy-ri sử dụng vũ khí hóa học”, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma quyết định phát động chiến tranh “trừng phạt Xy-ri”, một quyết định có thể đẩy khu vực Trung Đông vào chảo lửa một cuộc chiến tranh lớn. Đứng trước nguy cơ đó, ngày 09-9-2013, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp đã đưa ra đề xuất Xy-ri giao nộp kho vũ khí hóa học để đổi lấy việc tránh một cuộc tấn công quân sự. Đề xuất của Nga là một giải pháp kịp thời, khôn ngoan, giúp tháo ngòi nổ chiến tranh đang cận kề quốc gia Trung Đông này và ngay lập tức được Xy-ri chấp nhận và được phản hồi tích cực từ Liên hợp quốc, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở sáng kiến này, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 2118, trong đó khẳng định lộ trình huỷ bỏ vũ khí hoá học của Xy-ri vào cuối năm 2014; bất cứ hành động can thiệp quân sự nào vào Xy-ri, dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ lý do gì, đều phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Như vậy, Nghị quyết số 2118 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Xy-ri đã hoàn toàn loại bỏ nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn ở Trung Đông. Hiện nay, lộ trình hủy bỏ vũ khí hóa học của Xy-ri đang được các chuyên gia Liên hợp quốc thực thi có hiệu quả.
3. Đột phá trong tiến trình hóa giải “hồ sơ hạt nhân” của I-ran
Đại diện của I-ran và Nhóm P 5+1 sau khi đạt được thỏa thuận |
Sau gần 5 ngày đàm phán căng thẳng, ngày 24-11-2013, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), I-ran và nhóm P5+1 (gồm Đức và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc) đạt được thỏa thuận lịch sử về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran, theo đó cộng đồng quốc tế công nhận I-ran có quyền làm giàu u-ra-ni vì mục đích hòa bình, không theo đuổi tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân. Cũng trong ngày 24-11-2013, Nhà Trắng đã công bố các nội dung chính của thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được. Nhóm P5+1 sẽ thành lập một ủy ban chung để làm việc với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và giám sát việc thực thi thỏa thuận này, trong đó có giám sát quy mô hoạt động làm giàu u-ra-ni nhằm loại bỏ khả năng ứng dụng quân sự của chương trình hạt nhân của I-ran.
4. Tổ chức Thương mại thế giới đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử
Các bộ trưởng WTO lo ngại về khả năng đổ vỡ gói Ba-li |
Ngày 07-12-2013, Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 9 tại In-đô-nê-xi-a đã đạt được sự đồng thuận về gói cam kết thương mại Ba-li. Đây là bước đột phá mang tính lịch sử đối với WTO nhằm khai thông các vòng đàm phán Đô-ha về tự do hóa thương mại toàn cầu từng bị bế tắc suốt 12 năm qua. Thỏa thuận bao gồm những cam kết nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại. Nếu thỏa thuận này được thực thi, nó có thể đem lại 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới và tạo ra 21 triệu việc làm. Theo Tổng Giám đốc WTO Rô-béc-tô A-dê-vê-đô (Roberto Azevedo), thỏa thuận là một bước tiến quan trọng tiến tới hoàn thành vòng đàm phán Đô-ha nhắm tới việc dỡ bỏ những rào cản thương mại và thiết lập khung ràng buộc về nguyên tắc thương mại công bằng cho cả các nước giàu và nghèo trên thế giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, WTO đã khai thông được sự bế tắc lớn.
5. Các biến động chính trị gây chấn động thế giới ở Ai-cập và U-crai-na
Cuộc lật đổ Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohammed Morsi) ngày 03-7-2013 đánh dấu sự phá sản chủ trương chiến lược của Mỹ sử dụng Hồi giáo chính trị như một công cụ để thực hiện Đề án Trung Đông Lớn đầy tham vọng, dẫn tới sự dịch chuyển địa - chính trị lớn ở Trung Đông. Sau sự kiện này, Mỹ không chỉ mất ảnh hưởng đối với Ai Cập mà còn đối với các đồng minh chiến lược như A-rập Xê-út và I-xra-en. Còn Nga bắt đầu lấy lại ảnh hưởng ở Ai Cập, thể hiện ở cuộc đối thoại chưa từng có theo công thức 2+2 gồm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.
Biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Ki-ép của U-crai-na đòi Tổng thống Y-a-nu-cô-vích từ chức |
Ở U-crai-na, quyết định của Tổng thống U-crai-na, ông Y-a-nu-cô-vích, tạm ngừng ký Hiệp định liên kết U-crai-na với Liên minh châu Âu (EU) ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh "Đối tác phương Đông" tổ chức vào ngày 28-11-2013 tại thủ đô Vin-nhút của Cộng hòa Lít-va, đã gây ra làn sóng phản ứng cả ở U-crai-na, Mỹ và nhiều nước châu Âu, làm bộc lộ bản chất ván cờ địa-chính trị lớn trên lục địa Á-Âu đã từng được ông Z.Bre-din-xki (Z.Brezinski) - người đã từng là Cố vấn An ninh quốc gia của nguyên Tổng thống Mỹ Gi-mi Ca-tơ (Jimi Carter), dự báo trong chuyên luận nổi tiếng có tựa đề “Bàn cờ lớn” ấn hành vào năm 1997: “Để mất U-crai-na, Nga chỉ còn là một nước lớn. Còn giữ được U-crai-na, Nga sẽ trở thành siêu cường. Trật tự thế giới mới với vai trò bá chủ của Mỹ sẽ được hình thành để chống lại Nga và dựa trên “các mảnh vỡ” từ sự sụp đổ của nước Nga. Đối với Mỹ, U-crai-na là tiền đồn của phương Tây không để Nga phục hồi vị thế siêu cường như Liên Xô trước đây”.
6. Căng thẳng leo thang tới mức đáng lo ngại ở Đông Bắc Á
Lịch sử quan hệ giữa Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ trong những thập niên gần đây chưa bao giờ căng thẳng như những tháng đầu năm 2013, khởi đầu từ sự kiện Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đẩy tầm xa mang vệ tinh vào ngày 12-12-2012. Sau sự kiện này, hàng loạt biến động liên tiếp diễn ra trên bán đảo Triều Tiên trong năm 2013 đã đẩy khu vực này tới bên bờ một cuộc chiến tranh lớn. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Un tuyên bố rằng: Triều Tiên đã “chuyển sang tình trạng thời chiến” với Hàn Quốc, rằng “Triều Tiên sẽ tiến công đối phương trong trường hợp bị khiêu khích” và “sẽ sử dụng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân để tiến công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ”. Tuy nhiên, đúng vào lúc “điểm nóng” Triều Tiên đang sôi sục, thì ngày 24-5-2013, Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên Chô Ri-âng Hê (Choe Ryong-hae) và là Đặc sứ của Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng Un đã có chuyến thăm bất ngờ tới Trung Quốc. Sau chuyến thăm này, tình trạng chiến tranh được hạ nhiệt.
Triều Tiên “chuyển sang tình trạng thời chiến”: Quân dân Triều Tiên tuần hành chống Mỹ ở Bình Nhưỡng |
Cũng ở Đông Bắc Á, ngày 23-11-2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm không phận trên các nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh chiến lược của Mỹ. Cuối cùng cả Oa-sinh-tơn, Tô-ki-ô và Xơ-un đều ra tuyên bố không chấp nhận AIDZ của Trung Quốc và coi đây là “hành động khiêu khích” đối với Mỹ. Oa-sinh-tơn còn ra tuyên bố yêu cầu Bắc Kinh không được thiết lập AIDZ ở những khu vực khác. Sau hành động này của Trung Quốc, Nhật Bản quyết định thành lập Hội đồng An ninh quốc gia và tăng ngân sách quốc phòng trong những năm tới để củng cố khả năng phòng thủ quốc gia. Đáng chú ý là, quyết định này của Trung Quốc diễn ra chỉ 3 ngày sau khi vào ngày 20-11-2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo ý định chuyển nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá gần 3.600 tỷ bằng USD đầy rủi ro sang các ngoại tệ khác có giá trị bền vững hơn theo chiến lược gồm 3 giai đoạn nhằm đưa đồng Nhân dân tệ lên vị thế toàn cầu, tương tự như USD. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Mỹ, Pôn Crây Rô-bớt (Paul Creig Robert), thông báo này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là thách thức nghiêm trọng nhất đối với vị thế toàn cầu của USD.
7. Tiết lộ bí mật về hệ thống do thám toàn cầu của Mỹ
Ét-uốt Xnâu-đân, cựu nhân viên CIA tiết lộ bí mật về hệ thống do thám toàn cầu PRISM của Mỹ |
Trong năm 2013 đã xảy ra vụ “xì-căng-đan” lịch sử liên quan tới hệ thống do thám trên phạm vi toàn thế giới của Mỹ, chứng tỏ trong khuôn khổ chương trình giám sát toàn cầu PRISM, NSA và Cục điều tra liên mang Mỹ (FBI) tiến hành do thám gần như tất cả các nước trên thế giới, trong đó có cả các đồng minh như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, I-xra-en... Theo tiết lộ của Ét-uốt Xnâu-đân (Edward Snowden), cựu nhân viên tình báo Mỹ, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông khổng lồ ở Mỹ như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, Google, PalTalk, AOL, Skype, YouTube đã bị CIA và NSA trực tiếp xâm nhập theo chương trình PRISM nhằm kiểm soát mọi động thái kinh tế, chính trị - xã hội và quân sự - an ninh trong và ngoài nước Mỹ. Vụ “xì-căng-đan” tình báo này đã làm mờ nhạt hình ảnh của nước Mỹ như là “biểu tượng của thế giới tự do” và đẩy quan hệ giữa Oa-sinh-tơn với phần còn lại của thế giới vào sự nghi kỵ và mất tin tưởng.
8. Thỏa thuận quan trọng tại Hội nghị về biến đối khí hậu toàn cầu
Các đại biểu tham dự Hội nghị COP 19 |
Diễn ra dưới tác động của siêu bão Hai-an đổ bộ vào Phi-líp-pin, Hội nghị thường niên của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 19) được tổ chức tại Vác-xa-va (Ba Lan) từ ngày 11 đến ngày 22-11-2013, thu hút sự tham gia của hơn 9.000 đại biểu đến từ các nước trên thế giới với lịch trình làm việc dày đặc nhằm tìm kiếm những giải pháp hiệu quả chống biến đổi khí hậu. Ngày 23-11-2013, sau nhiều ngày tranh luận căng thẳng, đại diện các nước tham dự COP19 đã đạt được sự nhất trí về một số nguyên tắc chính cho thỏa thuận mới chống lại sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu dự kiến sẽ được ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực sau năm 2020. Theo đó, Hội nghị nhất trí tất cả các nước, chứ không riêng những nước giàu, sẽ có những đóng góp riêng nhằm góp phần cắt giảm khí thải CO2. Ngoài ra, các nước phải đưa ra kế hoạch cắt giảm khí thải của mình vào quý I năm 2015 để chuẩn bị cho việc ký thỏa thuận vào cuối năm tới tại Hội nghị ở Pa-ri (Pháp). Đây là thỏa thuận đầu tiên ràng buộc tất cả các quốc gia hạn chế lượng khí thải độc hại thải ra bầu khí quyển Trái đất. Hội nghị lần này còn nhất trí thiết lập cơ chế giúp các nước dễ bị tổn hại vì những hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, tại Hội nghị, các nước phát triển đã không đưa ra cam kết nào về việc viện trợ cho các nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cũng không có nước phát triển nào đưa ra hành động mạnh mẽ hơn về cắt giảm khí thải, thậm chí Nhật Bản còn hạ thấp mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2020 với lý do họ phải đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân, nên phải phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
9. Siêu bão Hai-an
Quang cảnh sau bão Hai-an ở Phi-líp-pin |
Do tác động của biến đổi khí hậu, hành tinh của chúng ta chứng kiến ngày một nhiều hơn sự thay đổi bất thường của thời tiết và biểu hiện rõ ràng hơn cả là siêu bão Hai-an đổ bộ vào Phi-líp-pin trong tháng 11-2013, với tốc độ gió giật lên đến 378 km/h, với độ rộng phạm vi ảnh hưởng của bão Haiyan lên tới 595 km. Đây là cơn bão mạnh nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua, gây ra thiệt hại khủng khiếp đối với Phi-líp-pin. Theo ước tính của Liên hợp quốc, có 9,8 triệu người dân của quốc gia này bị ảnh hưởng, trong số này có 4,9 triệu trẻ em và 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng; 4.200 người chết; 12.501 người bị thương; 1.186 người vẫn đang mất tích sau bão; 3 triệu người mất nhà cửa; 2,5 triệu người đang cần cứu trợ về lương thực; 494.611 nhà cửa đã bị siêu bão phá hủy hoàn toàn hoặc làm hư hại; 628 trường học bị hư hại sau bão. Thiệt hại kinh tế do bão Haiyan gây ra đối với Philippines lên tới trên 14 tỷ USD.
10. Thế giới chia tay với Đại tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp, cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết
Năm 2013 thế giới chia tay với ba nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam, cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la U-gô Cha-vết.
Kể từ khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần vào ngày 04-10-2013 tới nay, báo chí nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ, Pháp, Anh đến các nước Mỹ La-tinh, châu Phi, Trung Đông… liên tục đăng bài viết và hình ảnh ca ngợi ông là nhà chiến lược quân sự kiệt xuất, tầm cỡ thế giới, cống hiến cho các dân tộc bị áp bức một kho tàng lý luận quân sự được chứng minh qua những chiến thắng lịch sử lẫy lừng như Điện Biên Phủ đánh bại thực dân Pháp, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ; chiến thắng đế quốc Mỹ, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới. Nhiều tờ báo lớn ở Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc đã có các bài viết bày tỏ sự trân trọng vị danh tướng rất được yêu mến, kính trọng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, là một trong những hình tượng lớn nhất của thế kỷ XX.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam với Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, ông U-gô Cha-vết. |
Năm 2013, thế giới còn chia tay với một nhân vật huyền thoại khác. Đó là cựu Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la, mất ngày 05-12-2013. Ông là người đã đưa Nam Phi thoát khỏi chủ nghĩa phân chủng tộc A-pác-thai và trở thành tổng thống da đen đầu tiên của nước này vào năm 1994. Ông là biểu tượng của cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, là một trong những nhân vật chính trị kiệt xuất trong thế kỷ XX, người đã hy sinh tự do của mình để giành lại tự do cho người khác, là “một nguồn sáng vĩ đại đã tắt”. Nen-xơn Man-đê-la đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn 40 năm, trong đó có Giải Nô-ben Hòa bình năm 1993. Gần 100 lãnh đạo các nước tới Nam Phi để tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la chiều 10-12-2013.
Tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la tại cuộc gặp Chủ tịch Phi-đen Ca-xtrô |
Năm 2013, Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh và nhiều nước trên thế giới phải ngậm ngùi chia tay với cựu Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, ông U-gô Cha-vết, qua đời vào ngày 05-03, vừa đúng 5 tháng sau khi tái đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử định mệnh tháng 10-2012. Ông qua đời sau một thời gian lâm bệnh nặng trong sự tiếc thương của lãnh đạo và nhân dân Vê-nê-xu-ê-la cũng như của nhiều nước Mỹ La-tinh và trên thế giới, còn Phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh và mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Vê-nê-xu-ê-la bị một tổn thất lớn. Từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước (năm 1998), Tổng thống U-gô Cha-vết được báo giới và chính khách nước ngoài bình chọn “là hiện tượng trong đời sống chính trị khu vực Mỹ La-tinh” bởi những tư tưởng và tuyên bố của ông nhằm đưa Vê-nê-xu-ê-la phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tại Diễn đàn xã hội thế giới lần thứ 5 (01-2005), ông U-gô Cha-vết tuyên bố cương lĩnh xây dựng mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Theo ông, “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” phải dựa trên các nguyên tắc đoàn kết, bác ái, yêu thương, công lý, tự do và bình đẳng, sẽ được xây dựng theo phương thức “vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên trì từng ngày chứ không thể định trước được”. Nhiều nước ở Mỹ La-tinh đang nỗ lực xây dựng mô hình phát triển mới theo con đường “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” như Ni-ca-ra-goa, Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ê-qua-đo… ./.
Những tín hiệu khả quan cho thị trường tiền tệ năm 2014  (06/01/2014)
Thủ tướng Nhật khuyến khích các công ty tăng lương  (06/01/2014)
Thủ tướng tới thăm huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum  (06/01/2014)
"Phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược"  (06/01/2014)
Hà Nội đầu tư hơn 42.000 tỷ đồng xử lý nước thải  (06/01/2014)
Trung Quốc ưu tiên chiến lược thúc đẩy ngoại giao kinh tế  (06/01/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên