Mục lục Tạp chí Cộng sản số 785 (3-2008)
Cách đây 160 năm, ngày 24-2-1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - một tác phẩm lý luận bất hủ, một văn kiện mang tính cương lĩnh chính trị giàu sức sống thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản khoa học - do C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo đã được xuất bản lần đầu tiên tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh). Từ đó tới nay, dù thế giới đã trải qua biết bao biến đổi thăng trầm, nhưng Tuyên ngôn vẫn luôn luôn là cơ sở lý luận khoa học, ngọn cờ tư tưởng, ngôi sao dẫn đường và kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Và chắc chắn nó sẽ còn mãi với thời gian trong lịch sử phát triển tư tưởng của nhân loại.
Lê Hồng Anh: Sáu điều bác dạy - di sản tinh thần vô giá để xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh
Ngày 11-3-1948, Bác Hồ đã có thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu XII, trong thư Bác căn dặn 6 tư cách của người Công an Nhân dân mà anh em phải luôn tu dưỡng, rèn luyện. Sáu mươi năm qua, những điều Bác dạy về tư cách người Công an vẫn còn nguyên giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc; là di sản tinh thần vô giá, thể hiện đậm nét nhất tư tưởng của Người về xây dựng lực lượng Công an Nhân dân cách mạng suốt đời vì dân, vì nước. Trong tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi lực lượng Công an Nhân dân phải không ngừng được củng cố vững mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, đẩy mạnh hơn nữa phong trào Công an Nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy gắn với triển khai, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an Nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Tô Huy Rứa: Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới
Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Làm thế nào để phát huy vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa, làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực xây dựng văn hóa và nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề về phát triển văn hóa trong thời gian tới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của tất cả chúng ta.
Nguyễn Thi Thanh Hòa: Nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp trong thời kỳ mới
Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là biện pháp quan trọng thúc đẩy sự lớn mạnh của Hội cả về chất và lượng, nhằm nâng cao và khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu dẫn đến những hạn chế, tồn tại trong hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng, phong trào phụ nữ cả nước nói chung đều liên quan đến việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội. Chất lượng, sự thành, bại của công tác phụ nữ trong xu thế hội nhập toàn cầu ngày nay có ý nghĩa quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước" mà Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra.
Võ Văn Thưởng: Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Khơi dậy và thúc đẩy sự xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ cả nước là biện pháp quan trọng phát huy nguồn lực to lớn của xã hội, nhằm đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... của đất nước. Chính từ đây, lòng tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc ở các thế hệ thanh, thiếu niên nước ta ngày càng biểu hiện rõ rệt và khẳng định được giá trị đặc sắc của nó, để góp phần làm nên hình ảnh một nước Việt Nam năng động và đầy bản lĩnh trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Đàm Hữu Đắc: phát huy thành quả, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Quốc hội về giảm nghèo năm 2008
Thành quả xóa đói, giảm nghèo của đã ghi nhận: "những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế" tạo được sự đồng thuận xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đi đôi với phát triển, tăng trưởng kinh tế phải quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội và xóa đói, giảm nghèo bền vững để nhân dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Với quan điểm đó, Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn 11% - 12%, về đích trước 2 năm kế hoạch giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đều có đặc điểm chung là lấy chế độ công hữu làm nền tảng. Tuy nhiên vị trí, vai trò và cách sắp xếp các loại hình sở hữu của hai thời kỳ lại không giống nhau, đặc biệt là khi kinh tế công hữu khẳng định được ưu thế của mình, thực sự là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, cũng như khi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sự khác nhau giữa thời kỳ quá độ và thời kỳ chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng xong là ở sự lớn mạnh của kinh tế công hữu và mức độ chi phối về kinh tế của nó đối với toàn bộ nền kinh tế.
Trần Văn Truyền: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã đạt được những kết quả, góp phần vào việc ổn định an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phương vẫn có chiều hướng gia tăng.
Phan Xuân Dũng: Một số vấn đề về xây dựng luật phát triển năng lượng nguyên tử ở nước ta
Xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở nước ta đã trở thành một trong những nhiệm vụ thiết yếu, bởi trong một tương lai không xa, thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về năng lượng trong lúc các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang cạn dần. Những lợi ích từ năng lượng nguyên tử đã thấy rõ, song những mặt trái cũng nhiều, nếu như chúng ta không có những bước đi đúng đắn để lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở nước ta phát triển một cách bền vững.
Quang Cận: Cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong thành phần kinh tế nhà nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là đột phá vào sở hữu nhà nước của chủ nghĩa xã hội mô hình cũ, theo tư duy mới của Đảng ta về sở hữu xã hội chủ nghĩa trong quá trình tìm tòi, thể nghiệm và cụ thể hóa con đường đi lên chr nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực sự là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, rất nhạy cảm. Vậy đó có phải là kết quả của đổi mới tư duy về sở hữu nhà nước, là khâu đột phá vào sở hữu nhà nước hay không? Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đó có còn thuộc thành phần kinh tế nhà nước nữa không? Vai trò làm chủ của người lao động được thể hiện như thế nào ở doanh nghiệp đó?
Võ Tòng Xuân: Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế
Khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, người nông dân Việt Nam coi như từ giã cái ao nhỏ ở làng để đi ra biển cả. Ra biển cả có nhiều tôm cá để đánh bắt, cũng có nhiều sóng to, cá dữ, và đôi khi còn gặp hải tặc. Trước thách thức của hội nhập, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta cần đổi mới tư duy quản lý, mạnh dạn chọn những hướng đi tắt có thể nhanh hơn và vững chắc hơn. Quan trọng nhất, là chúng ta cần chấm dứt cách làm manh mún, cục bộ, đơn ngành; cần phải có sự cộng tác và điều phối đa ngành trong các hợp tác xã hoặc cụm liên kết sản xuất nông nghiệp phát triển cao mới có thể phát triển nông thôn toàn diện và giúp nông thôn phồn thịnh. Được như vậy nông dân Việt Nam sẽ không bao giờ bị thua thiệt khi "ra biển lớn".
Đoàn Thế Hanh: Về 5 quan điểm chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng... là năm quan điểm chỉ đạo về công tác kiểm tra giám sát của Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải được thấu triệt trong toàn Đảng, biến nó thành hành động cụ thể toàn xã hội để xây dựng Đảng ta ngày càng xứng đáng hơn vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Đỗ Mai Thành: Mấy suy nghĩ về thực trạng cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay của nước ta
Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao mấy năm gần đây là một thành tựu đáng ghi nhận của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình giai đoạn 2001 - 2005 đạt 17,5%, riêng năm 2006 xuất khẩu đạt 39,6 tỉ USD, chiếm hơn 50% trong tổng GDP, năm 2007 ước đạt 48 tỉ USD, tương đương 67,4% GDP góp phần to lớn vào tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Liệu đà phát triển đó có tiếp tục phát huy và có tính bền vững trong những năm tới hay không ? Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có ý nghĩa quyết định đối với câu trả lời. Nhưng, bức tranh về cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu.
Sau 4 năm thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ đang vững bước trên con đường phát triển, đặc biệt là từ khi có NQ 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Kinh tế phát triển, tăng trưởng bình quân 3 năm (2005 - 2007) đạt 16,08%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,16 triệu đồng, riêng năm 2007 đã đạt tới 18,19 triệu đồng (tương đương 1.124USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại ngày càng tăng cao, văn hóa, giáo dục đi vào nền nếp, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Phùng Thanh Kiểm: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng Lạng Sơn
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động ở cơ sở; tổ chức cơ sở đảng vững mạnh là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng hệ thống chính trị,... Đó chính là kim chỉ nam cho công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn. Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn có 40.746 đảng viên, gồm 16 đảng bộ trực thuộc, với 728 tổ chức cơ sở đảng, 3.067 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn.
Phan Tuấn Pha: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên mới ở Đăk Nông
Đắk Nông là tỉnh miền núi, nằm ở cực nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 651.438 ha, dân số khoảng 430.000 người, gồm 31 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 34,5%, dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm gần 12%. Khi mới thành lập, tỉnh tiếp nhận bàn giao 214 tổ chức cơ sở đảng thuộc 6 đảng bộ huyện Đắk Nông, Đắk R’lấp, Đắk Mil, Đắk Song, Krông Nô, Cư Jút, và thành lập mới 4 đảng bộ trực thuộc (gồm 1 đảng bộ khối cơ quan dân chính và 3 đảng bộ lực lượng vũ trang), với tổng số 6.876 đảng viên. Tuy nhiên, điều đáng nói là trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn 179/547 thôn, bon, buôn, tổ dân phố chưa có đảng viên.
Trương Giang Long: Chủ động đổi mới, hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa và trọng trách của thanh niên
Khát khao đổi mới, ham học hỏi, lao động sáng tạo, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết trân trọng lịch sử, thượng tôn pháp luật, thương yêu và quý trọng nhân dân… là những đức tính thời nào cũng rất cần đối với tuổi trẻ. Nhưng làm thế nào để những phẩm chất và đức tính ấy phát huy tối ưu nhất trong điều kiện hiện nay vẫn đang là câu hỏi lớn. Sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã mang đến cho tuổi trẻ cơ hội đóng góp và cống hiến chưa từng có trong lịch sử.
Nguyễn Minh Trung: Xây dựng lực lượng bộ đội biên phòng trong tình hình mới
Trong các thời kỳ khác nhau, dù do Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, chỉ đạo, Bộ đội Biên phòng luôn là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ đội Biên phòng cần được Đảng tiếp tục quan tâm lãnh đạo và được Chính phủ quy định rõ ràng, cụ thể hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ.
Trong giai đoạn phát triển cao nhất của nó - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy mạnh mẽ toàn cầu hóa, nuôi tham vọng biến thế giới thành một "ngôi làng toàn cầu" với một chế độ xã hội duy nhất, xã hội tư bản chủ nghĩa. Có thể nói thực chất của toàn cầu hóa đương đại là toan tính thiết lập một trật tự thế giới mới, điều mà các chế độ trước chủ nghĩa tư bản và bản thân chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn phôi thai chỉ có thể thực hiện từng phần. Và như vậy, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa đã đi vào giai đoạn phát triển cao nhất của nó, là giai đoạn tận cùng, không phải của lịch sử, mà là tận cùng của bản thân chủ nghĩa tư bản.
Nguyễn Viết Thảo: Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Vê-nê-xu-ê-la: Những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách
Hà Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn  (27/03/2008)
Hà Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn  (27/03/2008)
Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quân sự quốc phòng  (27/03/2008)
Khẳng định vị trí của Phật giáo trong đời sống xã hội  (27/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên