Tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh là bài học tốt về quản lý và điều hành
Đoàn làm việc về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ (2010-2015), 3 năm (2011-2013); kế hoạch phát triển kinh tế của Thành phố năm 2014; tình hình thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy đã làm việc với Đoàn.
Tại buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đánh giá cao những kết quả đạt được về các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố trong giai đoạn 2011-2013.
Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, trong năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
Mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tốc độ tăng trưởng không đạt theo chỉ tiêu đề ra do khó khăn khách quan, nhưng với GDP năm 2013 đạt 9,3%, bình quân ba năm đạt 9,6%, cao gấp 1,7 lần GDP của cả nước thì đây là một kết quả tốt.
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 tăng 5,1%, bình quân ba năm chỉ tăng 6,9%, thấp hơn bình quân cả nước (9,15%), bằng 3/4 mức tăng CPI của cả nước.
Như vậy có thể đánh giá, là địa phương chịu sự tác động mạnh của thị trường thế giới và khu vực, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn kiểm soát tốt chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, trong khi kinh tế lại tăng trưởng ở mức độ hợp lý và cao hơn cả nước. Đây là bài học thực tiễn của Thành phố về quản lý và điều hành.
Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, trong điều hành Thành phố cũng đặc biệt chú ý tới chất lượng tăng trưởng, có các chỉ tiêu định lượng rõ ràng, nhất là chỉ số về năng suất lao động, đầu tư hiệu quả, sự đóng góp của các lĩnh vực.
Đây cũng có thể coi là bài học kinh nghiệm tốt trong nghiên cứu các chính sách phát triển cho các địa phương.
Phát huy kết quả đạt được, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đề nghị Thành phố bám sát mục tiêu của các Nghị quyết đề ra, trong Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Thành phố phát triển nhanh và bền vững, là đầu tàu kinh tế của cả nước, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ...
Với những đánh giá từ Ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải cho biết khi bước vào hội nhập kinh tế, Thành phố đã nhận định được tình hình và có những bước chuẩn bị sẵn sàng.
Điển hình như khi các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte Mark, Big C... vào thì Thành phố đã có sự phát triển của Saigon Co.op và đã tạo được vị thế trên thị trường, đây là mô hình kinh tế tập thể phát triển tốt.
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương, từ thực tế phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh có thể nghiên cứu thành lý luận, gợi mở những giải pháp tiếp theo để Thành phố đạt được mục tiêu Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đề ra.
Về kết quả kinh tế năm 2013 và kết quả ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Nguyễn Văn Đua cho biết GDP năm 2013 tăng 9,3%, bình quân ba năm 2011-2013 tăng 9,6%, bằng 1,7 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng gắn với từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế thành phố; tăng dần tỷ trọng bốn ngành công nghiệp trọng yếu và giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ.
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt 4.513 USD.
Năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 9,5-10%. Để đạt mục tiêu đề ra, Thành phố cũng đề ra tám nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh, tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị bền vững gắn với đẩy mạnh thực hiện các chương trình đột phá./.
Nâng cao hiệu quả giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu tố tụng  (03/01/2014)
Hà Nội thu giấy phép 106 văn phòng đại diện nước ngoài  (03/01/2014)
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại  (03/01/2014)
Cảng Đà Nẵng đạt kỷ lục bốc dỡ được 5 triệu tấn hàng  (03/01/2014)
Eurozone có dấu hiệu lấy lại đà phục hồi tăng trưởng  (03/01/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên