CPI cuối năm tăng thấp, lo sản xuất sẽ tiếp tục đình trệ
Các chuyên gia kinh tế đã cho rằng, bên cạnh sự thành công về kiểm soát lạm phát, thì dấu hiệu trên cho thấy nền kinh tế sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong thời gian tới.
Phó giáo sư, tiến sỹ kinh tế Ngô Chí Long nhấn mạnh, lạm phát được kiềm chế không phải nhờ tăng năng suất chất lượng mà do sức mua của thị trường yếu. Hơn thế nữa, trên thực tế hàng tồn kho vẫn còn lớn, điều này sẽ khiến sản xuất tiếp tục đình trệ.
Đơn cử như ngành thép, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến sức tiêu thụ thép giảm mạnh, cung vượt cầu. Doanh nghiệp cần vốn đề tồn tại, nhưng ngân hàng cũng không dám "bơm" tiền vì doanh nghiệp giải quyết được khó khăn thì không sao, mà tiếp tục kinh doanh trì trệ thì nợ xấu lại gia tăng.
Thêm vào đó, chuyên gia kinh tế Bùi Trường Sơn cũng chỉ ra, thông thường ba tháng cuối năm, sức mua của thị trường bao giờ cũng có biến động, bên cạnh đó là các hoạt động đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch năm sẽ khiến CPI tăng mạnh.
“Song, sự kích thích tiêu dùng ở yếu tố mùa vụ đang trở nên yếu hơn, qua đó cho thấy sự suy giảm của nền kinh tế lại được bộc lộ ngay vào chính các chỉ tiêu mà chúng ta đang đạt được,” ông Sơn nói.
Đại diện Tổng cục Thống kê cũng thừa nhận, mặc dù có một số yếu tố khách quan góp phần kìm hãm giá cả tăng như nguồn cung hàng hóa cơ bản được bảo đảm, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm các đợt 11-11 và 7-10, song yếu tố cơ bản vẫn là người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu khi thu nhập eo hẹp và mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp.
Không chỉ có vậy, nhiều chuyên gia bắt đầu quan ngại về sự quay trở lại của CPI trong thời gian tới.
Ông Long phân tích, sức mua thấp kéo dài, sản xuất cầm chừng, hiện tượng này sẽ khiến cho nguồn cung trở nên thiếu, nguy cơ lạm phát sẽ quay trở lại và còn nguy hiểm hơn cả tình trạng hiện nay.
Không quá lo ngại về khả năng lạm phát do cầu kéo vì lượng hàng tồn kho trong nền kinh tế vẫn còn khá lớn, mà ông Sơn cho rằng, dư địa chính sách hạn hẹp sẽ đòi hỏi phải tăng thu nội địa đồng nghĩa với sức ép tăng giá cả hàng hóa thiết yếu.
“Tôi lại lo ngại nhiều hơn đến yếu tố lạm phát do chi phí đẩy,” ông Sơn nói./.
Cần đề xuất mô hình Đảng bộ Ngoài nước phù hợp  (26/11/2013)
Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương  (26/11/2013)
Liên hợp quốc kêu gọi chống bạo lực đối với phụ nữ  (26/11/2013)
Cuba cho phép tư nhân mở các đại lý viễn thông  (26/11/2013)
Italy và Nga thắt chặt quan hệ kinh tế chiến lược  (26/11/2013)
ASEAN - Trung Quốc: 10 năm quan hệ đối tác chiến lược  (26/11/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên