Tăng cường mạng lưới nghiên cứu quyền con người
Hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy tại một số trường đại học, viện nghiên cứu trong nước.
Các nhà khoa học cho rằng, hiện nay, quyền con người là đối tượng nghiên cứu và được giảng dạy ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở đào tạo ở bậc đại học, sau đại học về quyền con người nói chung và pháp luật quyền con người nói riêng. Trên hệ thống giáo dục toàn quốc, mới chỉ có khoảng 5 cơ sở đào tạo chính thức.
Tư liệu, giáo trình, tài liệu về quyền con người chưa mang tính hệ thống cũng như chưa được thiết kế chuyên sâu hơn nữa cho các nhóm đối tượng cụ thể. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đào tạo và tư vấn chính sách.
Nghiên cứu về quyền con người chưa đi sâu vào những vấn đề lý luận, pháp luật và cơ chế quốc tế, khu vực về quyền con người. Hiện nay, những vấn đề nóng bỏng như: an ninh, chủ nghĩa khủng bố và quyền con người; tự do thông tin, quyền tiếp cận thông tin, tự do báo chí và quyền con người; biến đổi khí hậu và quyền con người; phát triển, đói nghèo và quyền con người… cũng chưa được đi sâu nghiên cứu.
Thực trạng này đòi hỏi giáo dục quyền con người cần phải được đặc biệt chú trọng ở toàn bộ hệ thống giáo dục từ phổ thông cơ sở trở lên. Ngành giáo dục cần xây dựng các chương trình giáo dục về quyền con người cho các cơ sở đào tạo nghề luật, khoa học cảnh sát, an ninh, hành chính, quản lý…
Chương trình đào tạo cần hướng cho sinh viên đến mục tiêu hiểu được các quyền, trách nhiệm cơ bản của mình, ý thức tuân thủ pháp luật, giảng dạy nên theo các sự vụ cụ thể để học viên chủ động giải quyết các vấn đề.
Việt Nam cần tăng cường mạng lưới kết nối nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người giữa các nhà khoa học, giáo dục trong và ngoài nước. Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng của các nhà khoa học, giáo dục trên lĩnh vực quyền con người; tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin./.
Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác thanh tra  (25/11/2013)
Tình báo Mỹ xâm nhập 50.000 mạng máy tính toàn cầu  (25/11/2013)
Hội thảo quốc tế “Vai trò của di sản văn hóa trong giáo dục và phát triển hòa bình”  (25/11/2013)
Phát triển và hiện thực hóa đường lối văn hóa của Đảng ta  (25/11/2013)
Học tập và làm theo phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/11/2013)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên