Dư luận quốc tế hưởng ứng bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
23:07, ngày 29-09-2013
Chiều 27-9 (theo giờ địa phương) - tức sáng 28-9 (theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 với thông điệp "nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo" và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của dư luận quốc tế.
Dưới nhan đề bài viết "Việt Nam kêu gọi một kế hoạch phát triển lâu dài với sự hợp tác quốc tế", hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đưa tin khá đầy đủ về những nét chính trong nội dung bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm kêu gọi Liên hợp quốc vận dụng tinh thần "Một người vì tất cả, tất cả vì một người" để tạo cơ sở, tiền đề cho một kế hoạch phát triển bền vững lâu dài. Hãng thông tấn này chia sẻ những quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về những trải nghiệm của Việt Nam đã vươn lên từ nghèo đói trong nhiều thập kỷ để trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam hiện đang tích cực thực hiện các nghĩa vụ toàn cầu của mình và kêu gọi các quốc gia phát triển có hành động tương tự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi cộng đồng thế giới, với một tinh thần trách nhiệm và lòng nhân đạo, cần tạo dựng một "Chương trình nghị sự vì phát triển sau năm 2015” sẽ được hoàn thiện hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo.
Hãng thông tấn Tân Hoa cho biết, chủ đề của khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay là "Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển sau năm 2015”, nhằm mục tiêu vạch ra một lộ trình tham vọng giúp xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo. Với tinh thần trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ quan điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rằng các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực chống đói nghèo thành công nhất trong lịch sử. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn chứng một thực tế về khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trên thế giới, với khoảng 40% tài sản toàn cầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới; hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn sống trong tình trạng nghèo cùng cực; hàng trăm triệu người - trong đó có rất nhiều trẻ em đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnh không có thuốc uống, tới tuổi đi học không được đến trường... Hãng thông tấn Tân Hoa dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu quả vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người” như những người lính ngự lâm của Đại văn hào Alexander Dumas”.
Kênh truyền hình Tin tức Châu Á (Channel News Asia) uy tín tại Singapore chú trọng đến lời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp biên giới lãnh thổ hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh”.
Dưới tiêu đề "tầm nhìn về một thế giới không có chiến tranh và không còn đói nghèo", thời báo Gulf Times của Qatar đã trang trọng đăng nguyên văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trên trang web chính thức của Liên hợp quốc về khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng có bài viết tóm tắt về những nội dung chính trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết nêu rõ, thông qua việc nêu bật sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, lên án tình trạng sử dụng vũ khí hóa học tại Syria..., Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi một cơ hội hòa bình cho các cuộc xung đột này, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng thông qua luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Dưới nhan đề bài viết "Một tương lai mà chúng ta mong mốn - thông điệp chủ đạo tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc", văn phòng báo chí Liên hợp quốc tại Việt Nam dẫn lời Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pratibha Mehta cho biết, khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh đang có nhiều thay đổi sâu sắc trên toàn cầu. Bên cạnh những tiến bộ to lớn thế giới đã đạt được, vẫn còn những bất đồng, vẫn còn những cuộc xung đột dai dẳng, vẫn tồn tại tình trạng không có việc làm, xói mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bà Mehta hy vọng, khi đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ truyền cảm hứng cho các vị lãnh đạo khác khi chia sẻ với họ kinh nghiệm của Việt Nam đã giảm được một phần ba người nghèo trong chưa đầy 10 năm. Theo bà Mehta, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng hướng tới việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đến năm 2015. Việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ, cải thiện sức khoẻ và tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục đã mang lại niềm hy vọng cho hàng triệu công dân Việt Nam và gia đình của họ. Điều phối viên Mehta cho rằng "đó là những thành tựu to lớn mà Việt Nam có quyền tự hào và là niềm hy vọng và triển vọng cho các quốc gia khác”./.
Hãng thông tấn Tân Hoa cho biết, chủ đề của khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay là "Đặt nền tảng xây dựng Chương trình nghị sự Phát triển sau năm 2015”, nhằm mục tiêu vạch ra một lộ trình tham vọng giúp xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo. Với tinh thần trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chia sẻ quan điểm của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rằng các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ là nỗ lực chống đói nghèo thành công nhất trong lịch sử. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn chứng một thực tế về khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trên thế giới, với khoảng 40% tài sản toàn cầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới; hơn 1 tỷ người trên thế giới vẫn sống trong tình trạng nghèo cùng cực; hàng trăm triệu người - trong đó có rất nhiều trẻ em đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnh không có thuốc uống, tới tuổi đi học không được đến trường... Hãng thông tấn Tân Hoa dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triển hơn tham gia hiệu quả vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giải quyết những vấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức, hiểm họa toàn cầu với tinh thần “Một người vì tất cả, tất cả vì một người” như những người lính ngự lâm của Đại văn hào Alexander Dumas”.
Kênh truyền hình Tin tức Châu Á (Channel News Asia) uy tín tại Singapore chú trọng đến lời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp biên giới lãnh thổ hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh”.
Dưới tiêu đề "tầm nhìn về một thế giới không có chiến tranh và không còn đói nghèo", thời báo Gulf Times của Qatar đã trang trọng đăng nguyên văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trên trang web chính thức của Liên hợp quốc về khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng có bài viết tóm tắt về những nội dung chính trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết nêu rõ, thông qua việc nêu bật sự quan ngại sâu sắc về những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, tình hình bất ổn tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, lên án tình trạng sử dụng vũ khí hóa học tại Syria..., Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi một cơ hội hòa bình cho các cuộc xung đột này, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng thông qua luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Dưới nhan đề bài viết "Một tương lai mà chúng ta mong mốn - thông điệp chủ đạo tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc", văn phòng báo chí Liên hợp quốc tại Việt Nam dẫn lời Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Pratibha Mehta cho biết, khóa họp 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra trong bối cảnh đang có nhiều thay đổi sâu sắc trên toàn cầu. Bên cạnh những tiến bộ to lớn thế giới đã đạt được, vẫn còn những bất đồng, vẫn còn những cuộc xung đột dai dẳng, vẫn tồn tại tình trạng không có việc làm, xói mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bà Mehta hy vọng, khi đọc diễn văn tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ truyền cảm hứng cho các vị lãnh đạo khác khi chia sẻ với họ kinh nghiệm của Việt Nam đã giảm được một phần ba người nghèo trong chưa đầy 10 năm. Theo bà Mehta, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng hướng tới việc thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đến năm 2015. Việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ, cải thiện sức khoẻ và tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục đã mang lại niềm hy vọng cho hàng triệu công dân Việt Nam và gia đình của họ. Điều phối viên Mehta cho rằng "đó là những thành tựu to lớn mà Việt Nam có quyền tự hào và là niềm hy vọng và triển vọng cho các quốc gia khác”./.
Khởi công nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế  (29/09/2013)
Thanh sát viên Liên hợp quốc thực hiện đợt thanh sát mới Syria  (29/09/2013)
Italy rơi vào khủng hoảng chính trị  (29/09/2013)
Việt Nam - thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên hợp quốc  (28/09/2013)
Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo  (28/09/2013)
Tổng Bí thư khẳng định quyết tâm chống tham nhũng  (28/09/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay