Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Thủ đô Hà Nội
Tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN) |
Thông tin trên được Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết vào sáng nay, 16-9.
Đây vốn là lễ thức văn hóa tín ngưỡng của các dòng họ có người đi lính ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đã tồn tại hằng trăm năm qua tại huyện đảo Lý Sơn và các vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm; nhằm tưởng nhớ và tri ân những người lính thuộc hùng binh Hoàng Sa năm xưa.
Đội hùng binh Hoàng Sa được thành lập chính thức vào khoảng cuối thế kỷ XVI-đầu thế kỷ XVII (thời kỳ đầu các chúa Nguyễn trấn nhậm ở Đàng Trong) và hoạt động liên tục suốt bốn thế kỷ sau đó.
Hàng vạn binh phu đã miệt mài vượt qua những khó khăn để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và các triều Nguyễn sau này tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hát Bả trạo ngợi ca tinh thần yêu nước của những hùng binh Hoàng Sa. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN) |
Với mong muốn người ra đi sẽ may mắn trở về, người dân vùng ven biển Quảng Ngãi đã làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Nói cách khác, đây là hình thức khao quân, tế sống và thực hiện nghi lễ thế mạng cho những người sắp xuống thuyền, thực hiện nhiệm vụ triều đình giao phó. Lễ thức này còn nhằm tưởng nhớ những người lính đi thực thi nhiệm vụ tại Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.
Khi buổi lễ kết thúc, những người lính ấy có quyền tin tưởng rằng, bản thân mình đã một lần "bước qua cửa tử" và hy vọng vào ngày trở về bình an.
Ngày 28-4 vừa qua, Ban tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi năm 2013 cùng Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã chính thức đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đình làng An Vĩnh (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi).
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn với người dân ở nhiều nơi trong cả nước với nhiều ý nghĩa quan trọng: Góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn,” tri ân thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Việc tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trong tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” là hoạt động hướng tới kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2013) và chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11).
Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm giới thiệu lễ hội truyền thống độc đáo của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung đến với du khách trong và ngoài nước./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc tại Nga  (16/09/2013)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý dự án Luật Tiếp công dân  (16/09/2013)
Vừa vũ trang, vừa ngoại giao  (16/09/2013)
Chính trị Cam-pu-chia bao giờ ổn định  (16/09/2013)
Tia sáng cuối đường hầm  (16/09/2013)
Tuần tin Cải cách hành chính từ 9-9 đến 15-9  (16/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển