Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp họp phiên thứ bảy
Sáng 10-8, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp phiên thứ bảy dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban để tiếp tục cho ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII vừa qua.
Dự Phiên họp còn có các thành viên Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp và một số chuyên gia pháp lý.
Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được triển khai sâu rộng, nghiêm túc; thu hút sự tham gia tích cực và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Trên cơ sở đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục được trình tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII vừa qua, để Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý chi tiết.
Các đại biểu Quốc hội đã đóng góp thêm nhiều ý kiến có chất lượng, phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân bổ sung vào nội dung của Dự thảo. Từ sau Kỳ họp thứ năm đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Thường trực Ban Biên tập đã làm việc nghiêm túc để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh, quyết tâm cao nhất của Ủy ban là nỗ lực hoàn thiện, chỉnh lý để có thể trình Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào tháng 10 tới tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIII theo đúng lịch trình đề ra. Trên cơ sở đó, Quốc hội sẽ hoàn thiện, triển khai thực hiện chương trình xây dựng pháp luật thời gian tiếp theo với trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các dự án luật phù hợp với nội dung của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội cho biết về cơ bản, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được cho ý kiến, chỉnh lý, bổ sung một cách cụ thể về tất cả các chương, điều, các nội dung. Đến nay còn hai nhóm vấn đề lớn phải tiếp tục họp bàn, thảo luận thêm là vấn đề về chính quyền địa phương và Hội đồng bảo hiến. Chủ tịch Quốc hội đề nghị đối với hai nội dung này, cần tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia pháp lý để có các ý kiến phân tích xác đáng, chuyên sâu làm cơ sở để xem xét quyết định.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị tại Phiên họp thứ bảy lần này, các thành viên của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần dành nhiều thời gian nghiên cứu, tích cực cho ý kiến một cách chi tiết cả về mặt kỹ thuật, câu, chữ; tiếp thu tối đa các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ năm, hoàn thiện thêm một bước Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội tại kỳ họp tới với sự nhất trí cao. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần nỗ lực phấn đấu để có được bản Hiến pháp hoàn thiện, đúng tiến độ đề ra, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn mới./.
Phó Chủ tịch nước đối thoại đại diện trẻ em 29 tỉnh (10/08/2013)
IEA giảm dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2014 (10/08/2013)
Binh sỹ Nga - Trung Quốc diễn tập chung bắn đạn thật (10/08/2013)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam